Phân tích nợ xấu ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại agribank (Trang 37 - 41)

 Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thơng dịng vốn tín dụng vào nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính an tồn và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, việc quản lý vốn nhà nước một cách hiệu quả nhằm đảm bảo việc thực thi các mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế xã hội cũng đang đòi hỏi cần phải tăng cường cơng tác quản lý nợ xấu, tránh tình trạng lẵng phí, thất thốt. Tăng cường cơng tác quản lý nợ xấu, kiểm sốt chất lượng tín dụng cụ thể là hạn chế, kiểm soát đến mức thấp nhất nợ xấu là mục tiêu hàng đầu trong cơng tác quản trị tín dụng cũng như điều hành kinh doanh của các ngân hàng với mục tiêu đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Bài viết này với mục tiêu là tìm hiểu đâu là đối tượng được tiếp cận vốn tín dụng chủ yếu của chi nhánh , thực trạng nợ xấu và những nguyên nhân có thể dẫn đến nợ xấu trên cơ sở đưa ra các biện pháp, chính sách phù hợp trong việc điều tiết các hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo được nợ xấu ở mức an toàn tại Ngân hàng Nơng Nghiệp & Phát triển nơng thơn chi nhánh Bình Dương.

 Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi, là hiện tượng tự nhiên hợp với quy luật phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu cung cấp vốn của các NHTM cho hoạt động kinh tế càng cao. Do đó, các nhà quản trị càng phải đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro nhằm hạ thấp tỷ lệ nợ xấu và đạt đến một tỷ lệ lý tưởng cho hoạt động tín dụng. Trong những năm qua tình hình nợ xấu tại chi nhánh đã xử lý tốt nhờ vào các chính sách và các biện pháp cứng rắn trong thu hồi và quản lý khoản nợ này.

Tình hình dư nợ cho vay tại chi nhánh:

 Là ngân hàng thương mại Nhà nước vừa thực hiện kinh doanh và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chính vì vậy đối tượng tiếp cận vốn tín dụng tại chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình sản xuất và cá thể vay, chiếm trên 60% trong tổng dư nợ cho vay. Đây là đối tượng có những đặc điểm có hoạt động sản xuất và kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố rủi ro hệ thống, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời vận trong kinh doanh…Ngồi ra, người dân nơi đây có xu hướng hơi thụ động, ít tự tạo ra được cơ hội cho mình từ đồng vốn vay của ngân hàng cũng như hạn chế trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Đối tượng cho vay tiếp theo là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, đó là những doanh nghiệp tự thân họ bỏ vốn và sản xuất kinh doanh như công ty cổ phần, công ty TNHH và DNTN (chiếm trên 30%), phần còn lại là hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.6 Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng từ năm 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Dư nợ theo thành phần kinh tế

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng

DN ngoài quốc doanh 96,726 38,1% 92,620 37,6% 78,427 31,5%

Hợp tác xã 350 0,1% 600 0,2% 890 0,4%

Hộ gia đình và cá thể sản xuất 156,707 61,8% 153,276 62,2% 169,605 68,1%

Tổng 253,783 100% 246,496 100% 248,922 100%

Nợ xấu theo thành phần kinh tế

DN ngoài quốc doanh 3,794 60,3% 1,508 39,8% 1067 33,2%

Hợp tác xã 127 2,2% 156 4,1% 132 4,1%

Hộ gia đình và cá thể sản xuất 2,193 37,5% 2,129 56,1% 2,016 62,7%

Tổng 5,850 100% 3,793 100% 3,215 100%

Tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh 2,31% 1,71% 1,29%

Nợ xấu phân theo nhóm nợ

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ

Đơn vị: Triệu đồng

Nhóm nợ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2012

Nợ xấu Tỷ trọng Nợ xấu Tỷ trọng Nợ xấu Tỷ trọng

Nợ nhóm 3 1515 25,9% 998 26,3% 1008 31,4% Nợ nhóm 4 277 4,7% 837 22,1% 912 28,8% Nợ nhóm 5 4058 69,4% 1958 51,6% 1295 40,3% Tổng nợ xấu 5850 3793 3215 Tỷ lệ nợ xấu 2,31% 1,71% 1,29% (Nguồn: Phịng Tín dụng)

 Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh cao nhất là 2,31% năm 2011 và giảm xuống còn 1,54% cho năm 2012 và năm 2013 chỉ còn 1,29% điều này cho thấy nợ xấu tại chi nhánh là không cao và là khá thấp so với 6% của toàn hệ thống NHTM. Tuy nhiên, nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng từ nợ dưới chuẩn qua nhóm nợ nghi ngờ, riêng nhóm 5 nợ có nguy cơ mất vốn mặc dù đã giảm qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng khá cao (trên 40%) trong năm 2013. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý nợ xấu tại chi nhánh, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và chính phủ nói chung.

 Có thể nói so với năm 2011, năm 2012 tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến khả quan, thực hiện chủ trương của chính phủ trong việc tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, các năm qua, đặc biệt là cuối năm 2011 ngân đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, trong đó đối tượng hộ gia đình có mức độ tăng trưởng dư nợ và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Đặc biệt thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo QĐ 131, 443, 497 của Thủ Tướng Chính Phủ,

đã góp phần giúp nhiều hộ sản xuất trên địa bàn ổn định sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương làm cho tình hình nợ xấu có xu hướng giảm.

 Từ tình hình nợ xấu do vay tín dụng hộ gia đình được trình bày ở phần trên, có thể dự đốn rằng nợ xấu trong tương lai sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng số tuyệt đối về dư nợ cho vay hộ gia đình có thể sẽ tăng cao rất nhiều. Điều này được lý giải rằng trong 2 -3 năm tới, khi các ngân hàng tư nhân với vốn mạnh, cơng nghệ hiện đại mới hị trường tín dụng này nhất định sẽ đưa ra các điều kiện cho vay tín dụng vơ cùng dễ dàng và nhiều sản phẩm mới lạ để tranh giành thị phần. Lúc đó, nếu chi nhánh vẫn cứ tiếp tục chú trọng sản phẩm vay hộ gia đình theo truyền thống thì một đều chắc chắn là sẽ mau chóng bị thu hẹp thị phần và bị các ngân tư nhân cạnh tranh ngay trên địa bàn. Vì vậy, trong tương lai cũng phải nới lỏng điều kiện vay hơn và ưu ái với khách hàng nhiều hơn các ngân hàng tư nhân thì mới có khả năng tồn tại cạnh tranh. Làm tiền đề cho điều này, sản phẩm cho vay hộ gia đình chính là một trong những hoạt động mang rủi ro cao nhất nhưng sẽ là sản phẩm tín dụng chiến lược nhất để AGRIBANK chi nhánh Bình Dương cạnh tranh với các ngân hàng khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại agribank (Trang 37 - 41)