Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm bình khê tại tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

Tổng sản lượng vải xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 100.000 tấn/năm. Thị trường tiêu thụ vải lớn trên thế giới có thể nói ựến là thị

trường Hồng Kông và Singapore. Trong tháng 6 và tháng 7, thị trường này tiếp nhận khoảng 12.000 tấn vải từ Trung Quốc, đài Loan và Thái Lan. đức và Pháp nhập 10.000 - 12.000 tấn vải từ Madagasca và Nam Phi trong tháng 10 ựến ựầu tháng 3 năm sau. Một lượng nhỏựược nhập từ Israel trong tháng 7

ựến tháng 8 và từ Austraylia trong tháng 10 ựến tháng 3 năm sau. Sau năm 1980, vải từ Thái Lan, đài Loan, Trung Quốc ựược bán sang Châu Âu, năm 1990, một lượng nhỏ ựược xuất sang Ấn độ. Vải hộp chất lượng tốt ựược xuất sang Malaixia, Singapore, Mỹ, Austraylia, Nhật và Hồng Kông [40].

Năm 2000, Thái Lan xuất khẩu 12.475 tấn vải tươi và sấy khô trị giá 15,4 triệu đôla Mỹ sang Singapore, Hồng Kong, Malaysia và Mỹ [36].

Theo Xuming H., Lian Z. (2003), gần một nửa sản lượng vải của Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường nội ựịa. Hàng năm, Trung Quốc chỉ xuất khẩu một lượng vải khoảng 10.000 ựến 20.000 tấn (chiếm khoảng trên 2% sản lượng vải). Thị trường xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là Hồng Kông, Singapore và một số nước đông Nam Á. Giá vải của Trung Quốc giao ựộng từ 0,5 ựến 2,5 USD/kg tuỳ thuộc vào chất lượng quả và thời vụ thu hoạch, cao nhất là giá của các giống No Mai Chee và Kwai May hạt nhỏ với giá 10,0 USD/kg, giá trung bình tại Singapore và Anh là 6 USD/kg; tại Nam Mỹ là 15 USD/kg [42], [49].

đài Loan hàng năm xuất khẩu khoảng 5.700 tấn vải cho các nước, trong ựó: Philippines: 2.000 tấn; Nhật: 1.000 tấn; Singapore: 500 tấn; Mỹ: 1.200 tấn; Canada: 1.000 tấn [49].

Austraylia là nước sản xuất vải với số lượng ắt, nhưng lại tập trung chủ

yếu cho xuất khẩu. Khoảng 30% sản lượng vải của Austraylia xuất khẩu cho Hồng Kông, Singapore, Châu Âu và các nước Ả rập. Tuy nhiên, Austraylia lại phải nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những tháng trái vụ.

Thị trường nội ựịa là thị trường tiêu thụ vải tươi chủ yếu của hầu hết các quốc gia sản xuất vải trên thế giới. Các nước hàng năm chỉ xuất khẩu một lượng vải rất nhỏ trên thị trường thế giới [42].

Ở Việt Nam, khoảng 75% sản lượng vải của cả nước ựược tiêu thụ

ngay trong thị trường nội ựịa, phần còn lại ựược sơ chế, xuất khẩu tươi và chế

biến. Các sản phẩm sơ chế và chế biến gồm vải sấy khô, vải lạnh ựông, vải nước ựường. Thị trường xuất khẩu vải tươi còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân như: khả năng bảo quản của quả vải ngắn, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và ựiều kiện vệ sinh cơ sở hạ tầng sau thu hoạch còn hạn chế.

Thị trường tiêu thụ vải tươi chủ yếu ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chắ Minh. Vải sấy khô chủ yếu ựược bán sang Trung Quốc và một phần sang Lào, Campuchia. Sản phẩm vải một phần ựược tiêu thụ qua các tổ chức thương mại, một phần do tư thương tổ chức thu mua, tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu vải của nước ta chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Sỹ, Mỹ, một số quốc gia khác trong khu vực và thị trường Châu Âu [1], [2], [35].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm bình khê tại tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)