1.3. Dạy học tích cực
1.3.2. Tính tích cực học tập
Các nét đặc trưng của PPDH được thể hiện ở ba mặt sau: Mục đích của việc dạy học, phương thức chiếm lĩnh nội dung dạy học và đặc tính tương tác giữa các chủ thể trong dạy học. Trong đó tiêu chí về phương thức chiếm lĩnh nội dung dạy học được hiểu là hình thức, con đường trao đổi, chiếm lĩnh thơng tin trong dạy học và tiêu chí về đặc tính tương tác giữa các chủ thể trong dạy học được hiểu là cách thức tổ chức, tính thống nhất trong điều khiển hoạt động nhận thức trong dạy học, là hai tiêu chí chính để đánh giá phương pháp dạy học. Ta sẽ phân tích để làm rõ hai tiêu chí trên ở phương pháp dạy học chủ động và dạy học thụ động.
Trước hết là tiêu chí về phương thức chiếm lĩnh nội dung dạy học, vai trò của người dạy và người học được thể hiện qua bảng so sánh sau
Hình 1.3. So sánh vai trị của giáo viên và học sinh
Sau đó là tới tiêu chí về đặc tính tương tác giữa các chủ thể trong dạy học được thể hiện qua sơ đồ
Hình 1.4. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực
Như vậy, đối với người dạy trong quá khứ, giáo viên chủ yếu được đào tạo để thành người cung cấp thông tin liên quan đến môn học. Trong quá khứ giáo viên là người truyền đạt, nắm giữ “uy quyền” về tri thức mơn học ít chú ý tới các vai trị khác.Xã hội tri thức ngày nay cần những người được giáo dục tốt và toàn diện hơn là những người được đào tạo bài bản theo một khuôn cứng. Cần phải coi đào tạo giáo viên như là một quá trình liên tục và sẽ khơng dừng lại sau các chương trình đào tạo cứng. Hiện tại yêu cầu giáo viên vừa
là người truyền đạt tri thức vừa là nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nhà lãnh đạo. Do đó cần phải thay đổi cách thức làm việc với người học, với nội dung môn học.
Đối với người học, ngồi việc lĩnh hội kiến thức, học sinh có cơ hội học cách cảm thơng, có cơ hội luyện tập tư duy độc lập, tính kiên trì, sự khoan dung, thái độ hỗ trợ và tinh thần trách nhiệm; ngoài ra họ nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tổ chức và tiếp thu một thái độhọc tập sáng tạo và hỗ trợ. Do đó, trách nhiệm của giáo viên là: chuẩn bị kỹ bài giảng, quản lý giờ học, chọn lựa chủ đề và phương pháp dạy phù hợp nhất. Điều này được thể hiện qua sự kiểm soát gián tiếp và sự trợ giúp từng cá nhân, nhờ vậy giáo viên có thể quan tâm kịp thời tới những học sinh cần được giúp đỡ nhất. Đồng thời, học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm thường xuyên có cơ hội đánh giá và phân tích cơng việc của mình và của bạn mình. Cách này cũng có thể giúp thực hiện phân loại ngay trong nhóm.
Ta có thể lập bảng so sánh sự khác biệt giữa hai phương pháp dạy học như sau:
Bảng 1.4. So sánh về người dạy trong dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Các nhiệm vụ Dạy học truyền thống Dạy học chủ động, tích
cực.
Cơng tác chuẩn bị Xem xét nội dung dạy gồm:
- Môt giáo án khoa học - Các thiết bị nghe nhìn - Các câu hỏi, các câu trả lời gợi ý
- Kiểm tra cấu trúc lôgic của bài dạy
- Lập kế hoạch tương tác một chiều
Xem xét nội dung dạy gồm: - Làm thế nào để có hợp tác
- Phân chia thành 4 loại hoạt động
- Xem xét các phần nào dành cho hoạt động cá nhân - Các bài viết
- Chế tạo giáo cụ trực quan - Chuẩn bị giáo cụ (mua giấy, bút đánh dấu) - Phô tô bài
- Lập kế hoạch tương tác đa chiều
- Kiểm tra lại giáo án theo 4 nguyên tắc cơ bản của dạy học hợp tác
Công việc đầu giờ học
Hứng thú: sử dụng một số phương pháp tạo sự thích thú
Sắp xếp lại bàn ghế nếu cần thiết (nếu căn phịng khơng
cho học sinh được bố trí cho học tập hợp tác)
Tạo nhóm
Hứng thú: được kích hoạt từ kiến thức tiềm tàng của học sinh
Phát “thẻ trách nhiệm” và giao nhiệm vụcho từng học sinh
Hỗ trợ trong giờ học
Giải thích, phát vấn và trả lời trước lớp, thảo luận chung
Trợ giúp các nhóm nhỏ và cá nhân (theo phong cách của từng người) Di chuyển của giáo viên Ít di chuyển, có thể ở cố định một ví trí dễ nhìn thấy cạnh bảng viết.
Đi xung quanh các nhóm, giúp đỡ học sinh và có thể làm việc cùng họ.
Những đặc điểm cần thiết nhất
Kỹ năng truyền giảng tốt Giao tiếp hiệu quả để có thể duy trì được sự chú ý của học sinh Một người có kỉ luật tốt Ứng tác nhanh nhẹn Chính xác Thơng minh Kỹ năng giải thích
Thể hiện khả năng diễn xuất Khả năng tập trung cao (khơng nói những thơng tin khơng đúng hoặc nói sai)
Kỹ năng tổ chức tốt Kiên quyết
Có cảm nhận về thời gian Kỹ năng giao tiếp tốt Khả năng bao quát Khả năng thích nghi với nhu cầu của học sinh Cởi mở
Sáng tạo: đặc biệt là trong tổchức và gây hứng thú cho học sinh
Đánh giá Đánh giá kết quả của từng học
sinh (qua bài thi nói, và viết) Đánh giá về hành vi của cả lớp
Đánh giá của các nhóm khác nhau, sử dụng các phương pháp khác nhau đánh giá kết quả của từng cá nhân, từng nhóm. Đánh giá về sự phát triển kỹ năng
Bảng 1.5. So sánh đặc điểm của người học trong dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Dạy học truyền thống Dạy học chủ động, tích cực
Khơng ngại bị kiểm sốt Độc lập
Cạnh tranh Hợp tác
Kín đáo Giao tiếp tốt
Chú ý tới bản thân Có khả năng tổ chức tốt
Có khả năng tự kiểm sốt Có hành vi tự kiềm chế
Tuân thủ Sáng tạo
Kiên nhẫn, có khả năng chú ý giáo viên Kiên nhẫn, có thể chú ý đến các bạn
học
Cam chịu Khoan dung
Có ít ý tưởng Có óc sáng tạo
Có trách nhiệm với bản thân Có trách nhiệm với người khác
Tham vọng Có ý thức giúp đỡ
Bảng 1.6. So sánh tương tác giữa người dạy và người học trong dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Dạy học truyền thống Dạy học chủ động, tích cực
Người dạy Người phân xử, người nói,
chuyên gia
Người huấn luyện, người hướng dẫn, chuyên gia, người học
Người học Thụ động, người lắng nghe,
người mơ phỏng
Người tham gia tích cực, xây dựng
Nội dung Kiến thức riêng của từng mơn
học, trừu tượng, tồn diện
Kiến thức liên ngành, thực tế
Đánh giá Đánh giá tuyển chọn Thăm dò, dựa trên dạng bài
tập ”xây dựng hồsơ” (portfolio)
Môi tường học Các bước lớn, ít tương tác, ít
nguồn thơng thơng tin, nhiều chỉ dẫn
Các bước nhỏ, nhiều tương tác
Phương pháp sư phạm
Tam giác sư phạm: 1 giáo viên, 1 học sinh, và nội dung
Đa giác sư phạm: giáo viên, bạn học, nhiệm vụ, phương tiện truyền thơng, kỉ luật.
Tóm lại, nét đặc trưng trong dạy học tích cực là đối với hoạt động dạy bao gồm tổ chức tình huống học tập, kiểm tra định hướng hành động học độc lập tự chủ sáng tạo, trao đổi tranh luận với học sinh, bổ sung chính xác hóa, khái qt hóa, thể chế hóa tri thức. Đối với hoạt động học bao gồm ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, độc lập suy nghĩ kết hợp với ghi nhận thơng báo có kiểm tra phê phán để xác định giải pháp, tự chủ hành động giải quyết nhiệm vụ học, kết hợp với trao đổi, tranh luận để xây dựng được tri thức.