Mục đích điều tra : Để có cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện đề tài, tơi đã tìm hiểu thực tế dạy và học ở một số trường THPT tại tỉnh Nam Định. Trong đó có chú ý tới việc dạy học tích hợp giữa kiến thức về dòng điện xoay chiều với kiến thức dòng điện xoay chiều trong cuộc sống đối với bộ môn Vật lý đối với GV và HS.
Phương pháp điều tra : Tôi sử dụng các phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn 30 GV và 150 HS, tham gia dự giờ một số giờ dạy, tham khảo bài kiểm tra, vở ghi chép, quan sát học sinh học tập và thu được kết quả:
1.4.1. Về tình hình giảng dạy của giáo viên
Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống, thầy giảng trò nghe và ghi chép. Trong mỗi giờ giảng thầy cố gắng truyền thụ hết lượng kiến thức đã quy định trong chương trình. Giảng giải cho học sinh hiểu rõ kiến thức trọng tâm để HS vận dụng làm được các bài tập trong SGK, SBT và hướng tới giải các đề thi tuyển sinh. Các phương pháp dạy học hiện đại cũng đã được áp dụng nhưng chưa đồng đều giữa các GV, chưa thường xuyên. Về việc giảng dạy tích hợp đa số GV đã được nghe đến, một số được đọc và nghiên cứu tài liệu, xong việc áp dụng vào giảng dạy thì gần như là khơng có, đặc biệt là tích hợp kiến thức giảng dạy và cuộc sống. Nếu có thì cũng rất ít và mức độ cũng chỉ là liên hệ với cuộc sống và thông báo bằng lời.
Việc kiểm tra đánh giá cũng chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ và tái hiện kiến thức. Học sinh chỉ cần học thuộc những gì thầy cơ truyền thụ và áp dụng vào làm bài, mức độ
sáng tạo ở mức thấp. Nội dung kiến thức kiểm tra mang tính hàn lâm, tính thực tiễn khơng cao, khơng có câu hỏi liên hệ giữa kiến thức đã học với thực tế đời sống. Nội dung kiến thức tích hợp chỉ là phụ khơng cần phải kiếm tra đánh giá.
Đến hơn 93%GV cho rằng mục đích của việc dạy học là khắc sâu kiến thức SGK và rèn luyện kĩ làm bài là cần thiết. Nên có97% GV được hỏi thì cho rằng lên lớp là làm nhiệm vụ truyền tải kiến thức từ SGK cho HS nắm chắc là đạt. Có 20% GV quan niệm tích hợp kiến thức vào thực tế cuộc sống là cần thiết với HS. Thực tế có 20% GV thường xuyên có giảng dạy tích hợp kiến thức học tập vào cuộc sống, trong đó có hơn 83% GV tích hợp bằng cách thông báo trong khoảng thời gian ngắn và hầu như là khơng có câu hỏi kiểm tra liên hệ với cuộc sống.
1.4.2. Về tình hình học của học sinh
Có đến 97% HS đặt mục tiêu của học tập là thi đỗ vào các trường ĐH - CĐ tạo điều kiện để tìm việc làm sau này. Do đó thời gian chủ yếu ngoài giờ học trên lớp là đi học thêm. Có 100% HS cho rằng học tập trên lớp là tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép cẩn thận, làm được các bài tập thầy cơ giao là hồn thành nhiệm vụ học tập. Có khoảng 67% HS cho biết kiến thức học trên lớp là xa rời thực tế, chỉ dùng để kiểm tra và làm bài thi. Có khoảng 93% HS cho biết nội dung giảng dạy của thầy cô là trong SGK mà khơng có liên hệ thực tiễn. Có khoảng 90% HS cảm thấy rất thích thú khi được tích hợp kiến thức đã học vào cuộc sống. Khoảng 57%HS cho biết kiến thức trong SGK không liên quan gì đến cuộc sống. Có khoảng 90% HS cảm thấy khó khăn khi phải tự liên hệ với cuộc sống.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở phân tích các vấn đề về lí luận dạy học tích hợp và phương pháp dạy học tích cực, trong chương này tơi đã đề cập tới các luận điểm lí luận sau :
- Khái niệm về dạy học tích hợp.
- Những quan điểm và các kiểu dạy học tích hợp.
- Khái niệm về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực - Cách thức tiến hành các phương pháp dạy học tích cực.
- Thực tiễn dạy học tích hợp kiến thức Vật lí và cuộc sống ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tất cả cơ sở lí luận và thực tiễn trên sẽ giúp tơi vận dụng để xây dựng tài liệu và tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” trong chương trình Vật lí 12 được trình bày ở chương sau.
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “DỊNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ CUỘC SỐNG”