Ưu điểm, hạn chế của Đấu thầuqua mạng

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đấu thầu qua mạng giai đoạn 2017 2021 (Trang 36)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦUQUA MẠNG

1.2.4. Ưu điểm, hạn chế của Đấu thầuqua mạng

1.2.4.1. Ưu điểm

Nếu đấu thầu có vai trị đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, thì đấu thầu qua mạng là một giải pháp mới cho Chính phủ điện tử trong lĩnh vực đấu thầu tại Việt Nam. Vai trò của hệ thống này được thể hiện ở những ưu điểm so với đấu thầu thơng thường.

Hình 1.2. Ƣu điểm Đấu thầu qua mạng so với Đấu thầu truyền thống

(Nguồn: E-procurement, hệ thống đấu thầu qua mạng)

Đầu tiên, đấu thầu qua mạng giúp tăng cường tính cơng bằng, cơng khai, minh bạch và hiệu quả trong cơng tác đấu thầu. Nó góp phần đưa quy trình đấu thầu dần theo đúng quy trình đấu thầu chuẩn trong môi trường hiện đại hội nhập kinh tế quốc tế, trong khi vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ hơn nữa các quy định của Nhà nước và pháp luật Việt Nam về đấu thầu. Đối với Chính phủ, đấu thầu qua mạng giúp chống gian lận trong đấu thầu, thúc đẩy tăng cường số lượng nhà cung cấp do các thông tin đều được công bố rộng

rãi, giám sát việc mua sắm chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để tích hợp với các hệ thống khác của Chính phủ như hệ thống tài chính và giúp tiến hành đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các cơng việc lặp đi lặp lại và rút ngắn được chu trình mua sắm. Do vậy, đấu thầu qua mạng cải thiện việc tiếp cận vào thị trường của Chính phủ, giúp mở rộng thị trường cho các nhà cung cấp mới và khuyến khích khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia.

Xét đơn thuần ở hệ thống mua sắm điện tử, với giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng, nó tạo thuận lợi cho q trình đấu thầu diễn ra nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm, các bên có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào. Bên cạnh đó, hệ thống cũng tăng cường bảo mật và an tồn thơng tin đấu thầu, đảm bảo quy trình thực hiện đấu thầu ln được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh thất thốt, lãng phí. Nhờ có hệ thống này mà nhà thầu có thể dễ dàng tiếp cận được các thơng tin mua sắm của Chính phủ, và họ cũng có thể theo dõi, giám sát việc thực hiện đấu thầu, góp phần tăng tính minh bạch của quy trình.

Đấu thầu qua mạng đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế hiện đại bởi nó khắc phục được các nhược điểm của đấu thầu truyền thống.

Bảng 1.1. Ƣu điểm của Đấu thầu qua mạng so với Đấu thầu truyền thống

Tiêu chí Chính phủ Nhà thầu Cộng đồng Minh bạch - Chống gian lận - Thúc đẩy tăng số lượng nhà thầu - Là cơ hội tốt để tích hợp với các hệ thống khác của Chính phủ (vd: Tài chính) - Giám sát việc mua sắm chuyên nghiệp hơn - Nâng cao chất lượng về các quyết định mua

- Nâng cao tính cơng bằng và cạnh tranh - Cải thiện việc tiếp cận vào thị trường Chính phủ - Mở rộng thị trường cho các nhà thầu mới

- Khuyến khích, kích thích khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia - Cải thiện việc tiếp cận các thơng tin mua sắm

- Có thể theo dõi, giám sát việc thực hiện đấu thầu - Dễ dàng tiếp cận các thông tin mua sắm Chính phủ

sắm và thống kê cơng khai

- Cơng khai thơng tin - Chính phủ thông tin cho doanh nghiệp

Hiệu quả chi phí

- Có được giá tốt hơn - Giảm thiểu chi phí giao dịch

- Giảm được nhân sự mua sắm

- Giảm được chi phí ngân sách

- Giảm thiểu chi phí giao dịch

- Giảm chi phí nhân sự - Cải thiện được dòng tiền doanh nghiệp

- Phân phối lại được ngân sách

Thời gian - Đơn giản hóa, loại bỏ được các cơng việc lặp đi lặp lại

- Có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào

- Rút ngắn được chu trình mua sắm

- Đơn giản hóa, loại bỏ cơng việc lặp đi lặp lại - Có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào

- Rút ngắn chu trình

- Có được các dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn

Nguồn: Giáo trình đấu thầu mua sắm)

1.2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm của đấu thầu qua mạng thì một số hạn chế cũng được đưa ra để xem xét.

Trước tiên, rõ ràng muốn thay đổi từ phương pháp đấu thầu truyền thống sang đấu thầu điện tử, cần nhiều thời gian để chuẩn bị về nhân lực, hệ thống khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống pháp luật mới. Điều này yêu cầu NSNN phải đầu tư một khoản không nhỏ cho sự chuẩn bị để thay đổi sang phương pháp mới. Với những quốc gia như Việt Nam, nguồn NSNN cịn hạn chế thì chi NSNN để đầu tư hệ thống CNTT vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn.

và điều kiện kinh tế - xã hội ở các nước đó cũng khác Việt Nam. Băn khoăn lớn nhất là nếu áp dụng những kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến của nước ngồi vào Việt Nam thì có đạt được thành tựu tương tự, hay có sự chênh lệch về các kết quả đạt được. Trong tương quan so sánh giữa chi phí phải bỏ ra để tiếp thu cơng nghệ mới và kết quả đạt được, nhiều tổ chức, cá nhân còn e ngại việc thực hiện đấu thầu qua mạng.

1.2.1.Sự cần thiết của Đấu thầu qua mạng

1.2.1.1. Lợi ích của Đấu thầu qua mạng

Đấu thầu qua mạng giúp nâng cao khả năng quản trị nhà nước, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, tăng tính cơng khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của cơng tác đấu thầu, giúp phịng chống tham nhũng hiệu quả. Khơng chỉ với những lợi ích việc trên ngồi ra đấu thầu qua mạng mang lại các lợi ích cụ thể hướng tới các đối tượng sau:

a) Lợi ích đối với nhà thầu:

- Cung cấp một địa chỉ duy nhất để nhà thầu truy cập thơng tin về các gói thầu mua sắm cơng. Thuận lợi trong q trình chuẩn bị đấu thầu do q trình đấu thầu điện tử đã được chuẩn hóa, tối giản dữ liệu nhập vào. Tăng cơ hội thắng thầu nhờ việc giảm thiểu khả năng bị loại vì HSDT khơng phù hợp do hệ thống đấu thầu điện tử tự động kiểm tra tính hợp lệ của HSDT khi nhà thầu nộp HSDT.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí do khơng cần nộp các bản sao HSDT, không gặp các vấn đề phức tạp về hành chính, khơng phải trực tiếp đến địa điểm nộp thầu, tái sử dụng được các thông tin về năng lực đấu thầu.

- Đảm bảo công bằng cho tất cả các nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia gói thầu ngang bằng với các nhà thầu khác.

- Tăng cường khả năng dự báo, lên kế hoạch thực hiện hợp đồng do nhà thầu truy cập được kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đặc biệt, nhà thầu có thể nộp HSDT tại bất kỳ thời gian, địa điểm nào trước thời điểm đóng thầu.

b) Lợi ích đối với người dân:

Người dân cũng là chủ thể được hưởng nhiều lợi ích khi Chính phủ thực hiện đấu thầu qua mạng. Bởi vì, thơng qua hoạt động đấu thầu qua mạng, người dân có những lợi ích như: Giúp tăng cường khả năng giám sát trong đấu thầu cơng; hiểu và biết được tình hình sử dụng ngân sách nhà nước từ thuế của người dân có hiệu quả hay khơng; thơng qua những lợi ích mà đấu thầu qua mạng mang lại góp phần thúc đẩy các nhà thầu phải chun mơn hóa, hiện đại hóa trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao nhưng lại có giá cả phù hợp. Qua đó trực tiếp góp phần phát triển kinh tế xã hội, phát triển lực lượng sản xuất. Do vậy, người dân được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ phong phú, đa dạng và có giá cả ngày càng rẻ hơn.

c) Lợi ích đối với Chính phủ:

- Nhận được giá chào thầu cạnh tranh hơn do có nhiều nhà thầu tham dự. Sử dụng tốt giá trị đồng tiền nhờ sử dụng chức năng mua sắm tập trung. Tăng khả năng và trách nhiệm giải trình với người dân và các tổ chức quốc tế thông qua việc công bố minh bạch thông tin trong các bước lựa chọn nhà thầu.

- Giảm thời gian chuẩn bị tổ chức lựa chọn nhà thầu để đáp ứng tiến độ nhu cầu của bên mời thầu. Hiệu quả trong các thủ tục tổ chức đấu thầu do q trình đấu thầu được chuẩn hóa và liền mạch thơng qua hệ thống đấu thầu điện tử.

- Hướng dẫn hoạt động đấu thầu ngày càng công khai, minh bạch, các quy định về đấu thầu phải được sửa đổi và hoàn thiện theo hướng phù hợp với xu thế hội nhập và quy định của các điều ước, thông lệ quốc tế. Giảm tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu do giảm thiểu các giao dịch cần gặp mặt giữa nhà thầu và bên mời thầu.

- Giám sát việc thực hiện hợp đồng hiệu quả thông qua hệ thống quản lý hợp đồng. Với thơng tin sẵn có trên hệ thống mạng đấu thầu điện tử giúp Chính

phủ lên kế hoạch đấu thầu tốt hơn. Dễ dàng quản trị cơ sở dữ liệu về đấu thầu thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, thuận lợi cho cơng tác tổng hợp, báo cáo về tình hình đấu thầu và dễ dàng truy cập thị trường các nhà thầu.

1.2.1.2. Xu thế của Đấu thầu qua mạng

Đấu thầu qua mạng là xu thế tất yếu của thế giới và đang trở nên quen thuộc ở Việt Nam. ĐTQM giúp nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu, mang đến lợi ích thiết thực cho các bên tham gia và tiết kiệm ngân sách đáng kể cho nhà nước, ĐTQM đã và đang được nhiều quốc gia ứng dụng vì từ đó gặt hái được rất nhiều thành cơng. ĐTQM đã trở thành xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, hay các nước châu Âu đã đưa đấu thầu qua mạng vào ứng dụng từ rất sớm. Một số nước tiên tiến đã bắt đầu triển khai đấu thầu qua mạng từ 20 năm trước, trước khi Internet và web trở thành truyền thống chính yếu để trao đổi và truyền bá thơng tin.

Canada đã bắt đầu phát triển hệ thống đấu thầu qua mạng cách đây từ hơn 20 năm trước khi Chính phủ cắt giảm ngân sách. Tại châu Á, báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2011 cũng cho thấy Hàn Quốc được đánh giá là một trong những quốc gia châu Á áp dụng thành công đấu thầu qua mạng. Theo như ước tính trong báo cáo của Liên Hợp Quốc, Hệ thống đấu thầu qua mạng của Hàn Quốc (KONEPS) hiện hỗ trợ hơn 41.000 cơ quan nhà nước, 191.000 nhà cung cấp với hơn 50 tỷ đơ la trong hoạt động mua sắm hàng năm. Ngồi ra, một quốc gia có điều kiện phát triển kinh tế tương đồng Việt Nam như Bangladesh cũng đã chuyển sang phát triển ĐTQM và đạt được những bước tiến nhất định. Các hướng dẫn về ĐTQM được Chính phủ Bangladesh phê duyệt từ năm 2006 và đến năm 2011 thì hệ thống mạng đấu thầu quốc gia của nước này bắt đầu được đưa vào sử dụng. Thấy được ĐTQM đang trở nên quen thuộc và đóng vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế trên tồn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động Đấu thầu qua mạng

Hệ thống pháp lý

1.3.1.

Hệ thống pháp lý là yếu tố quan trọng nhất và nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động đấu thầu qua mạng. Trên thực tế, đấu thầu là một lĩnh vực được điều chỉnh bởi nhiều Luật và các văn bản dưới luật khác nhau. Để hoạt động ĐTQM +đạt hiệu quả cao thì phải có mơi trường pháp lý hồn thiện, đầy đủ, thống nhất chặt chẽ, phù hợp với các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế. Với một hệ thống pháp lý đầy đủ và chặt chẽ sẽ giúp hoạt động ĐTQM đảm bảo được tính cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch và hiệu quả, ngăn chặn và kịp thời phòng ngừa các hành vi gian lận, tiêu cực trong đấu thầu. Các quy định pháp luật, chính sách về ĐTQM là công cụ quan trọng nhất để thực hiện tốt hoạt động ĐTQM.

Một hệ thống pháp luật đầy đủ và hồn thiện sẽ tạo mơi trường hành lang pháp lý tốt để hoạt động ĐTQM được diễn ra một cách công khai minh bạch và hiệu quả. Còn nếu hệ thống pháp luật về ĐTQM lỏng lẻo, thiếu sự đồng bộ, thống nhất và thiếu tính răn đe, tính dự báo hoặc khơng ổn định... thì sẽ tạo ra các kẽ hở của pháp luật làm cho việc triển khai thực hiện hoạt động đấu thầu gặp nhiều khó khăn, trở ngại, đồng thời nó cịn tạo cơ hội cho các hành vi tham nhũng, lãng phí do thiếu sự chặt chẽ cũng như tính răn đe. Như vậy có thể nói, quy định của pháp luật về đấu thầu nói chung có ảnh hưởng và tác động vô cùng quan trọng đối với hoạt động ĐTQM.

Cơ sở hạ tầng

1.3.2.

Đối với hoạt động đấu thầu qua mạng thì rất cần phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt thì mới đảm bảo được q trình đấu thầu diễn ra thuận tiện và khơng gây nên gián đoạn cho người sử dụng. Nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố then chốt quan trọng phải đảm bảo được.

Hạ tầng mạng và công nghệ là điều kiện cần để thực hiện được lộ trình ĐTQM đã đề ra. Đó là khả năng truy cập tới phạm vi rộng các dịch vụ dữ liệu qua một hệ thống mạng phục vụ cho người dùng cả nước, từ thành phố, nông

thôn, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,... Đối với ĐTQM, hạ tầng mạng cần đến thanh toán điện tử, chứng thực số và chữ ký điện tử.

Năng lực đội ngũ chuyên gia đấu thầu

1.3.3.

Để có một thị trường đấu thầu tốt thì trước hết chúng ta cần phải có nguồn lực giỏi. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ khoa học và công nghệ của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia. Trong đấu thầu thì trình độ khoa học và cơng nghệ về nhân lực rất quan trọng, một công việc địi hỏi có kỹ năng xử lý, tính trách nhiệm và chun mơn cao. Với trình độ và chun mơn tốt sẽ giúp môi trường đấu thầu trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng hơn. Vì thế để đáp ứng được hình thức đấu thầu qua mạng thì trước hết nguồn nhân lực phải có trình độ về khoa học và công nghệ chuyên môn tốt, nắm rõ và xử lý dễ dàng các tình huống đấu thầu trong thực tiễn.

Chính phủ có chính sách tăng cường đội ngũ chuyên gia tham gia công tác đấu thầu ở các cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương cả về số lượng và chất lượng. Cơ quan trực tiếp quản lý công tác đấu thầu trên hệ thống ĐTQM cần tăng trách nhiệm và bổ sung nguồn lực để giải quyết hiệu quả với các thay đổi được yêu cầu trong mơi trường đấu thầu đang có. Nguồn lực này cũng được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch sang đấu thầu qua mạng.

Năng lực quản lý nhà nước

1.3.4.

Năng lực quản lý về đấu thầu của cơ quan nhà nước nói chung, chủ đầu tư, bên mời thầu nói riêng có ảnh hưởng và tác động rất lớn tới hoạt động đấu thầu qua mạng. Nhà nước có quản lý tốt thì mới tạo một mơi trường đấu thầu tốt và để tránh được các vấn đề tiêu cực trong đấu thầu.

Nếu trình độ năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu không cao, không am hiểu sâu về đấu thầu sẽ dễ dẫn tới việc xây dựng và ban hành nhiều chính sách, pháp luật khơng đầy đủ, khơng hồn thiện, thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ. Cịn nếu năng lực quản lý tốt thì các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu, các chủ đầu tư và bên

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đấu thầu qua mạng giai đoạn 2017 2021 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)