HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC GIANG
3.2.5. Phối hợp giữa nhà trường và xã hội để xây dựng kế hoạch đào tạo ngành Hành chính
đơn vị thực tập, các đơn vị tuyển dụng HS ngành hành chính.
- Sử dung kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình đào tạo của nhà trường.
c. Điều kiện thực hiện
- Ban lãnh đạo cần nhận thức rõ vai trò của công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình đào tạo.
- Cần xây dựng bộ phận chuyên trách phụ trách công tác đánh giá ngoài, hàng năm thực hiện khảo sát lấy ý kiến các đơn vị có liên quan về chất lượng đào tạo.
- Xây dựng chế độ chính sách cho các cá nhân và bộ phận phụ trách công tác kiểm tra đánh giá.
3.2.5. Phối hợp giữa nhà trường và xã hội để xây dựng kế hoạch đào tạo ngành Hành chính ngành Hành chính
Như đã phân tích ở Chương 2 của khóa luận, ngành Hành chính là một ngành học có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với xã hội. Tuy nhiên ngành này lại chưa được xã hội đánh giá cao. Chính vì vậy việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội, tăng cơ hội đầu ra cho HS ngành Hành chính.
b. Nội dung và thực hiện
- Khảo sát lấy ý kiến của các đơn vị, các tổ chức xã hội về hiệu quả đào tạo ngành hành chính:
+ Thành lập bộ phận điều tra khảo sát lấy ý kiến của các đơn vị về ngành hành chính, trước hết là ở các đơn vị tiếp nhận HS thực tập.
+ Xây dựng các tiêu chí khảo sát sao cho phù hợp để có thể đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả đào tạo ngành hành chính.
+ Tiến hành điều tra trên phạm vi đã được xác định cụ thể.
- Phân tích, tổng hợp kết quả điều tra để làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo HS ngành hành chính.
- Căn cứ trên kết quả đánh giá, tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu; trong đó chú ý đến vấn đề mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Tạo lập mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài để đánh giá chất lượng HS hàng năm, trên cơ sở đó để điều chỉnh quá trình đào tạo.
- Huy động các nguồn lực hỗ trợ từ phía xã hội trong công tác đào tạo ngành hành chính.
- Từng bước thiết lập các mối quan hệ với bên ngoài để giới thiệu cơ hội việc làm cho HS tốt nghiệp ngành hành chính.
c. Điều kiện thực hiện
- Có nguồn tài chính hỗ trợ công tác điều tra, khảo sát lấy ý kiến đánh giá chất lượng HS ngành hành chính.
- Nhà trường phải xây dựng được mối quan hệ tốt với bên ngoài.
Tiểu kết Chương 3
Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý quá trình đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp. Những biện pháp này được đề xuất dựa trên nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý quá trình đào tạo tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, nhằm khắc phục những khâu yếu, những hạn chế trong công tác quản lý quá trình đào tạo của Nhà trường. Mặc dù tôi chưa có điều kiện đưa các biện pháp vào để khảo nghiệm tính hiệu quả, nhưng đây là những biện pháp mang tính lý luận chặt chẽ, khoa học. Nếu được thực hiện đồng bộ tôi tin chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý quá trình đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang.