Hưỡng dẫn học sinh viết tiểu luận cuối khóa hoặc ôn thi tốt nghiệp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý quá trình đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường chính trị tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

nghiệp

Nộp tiểu luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp

Tổng cộng 1347

(Nguồn: Phòng Đào tạo- Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang)

Qua 2 chương trình học được trình bày ở trên, tôi nhận thấy, việc xây dựng chương trình của chuyên ngành trung cấp Hành chính mang nhiều nét đặc thù.

Đều được cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp, ở 2 hệ đào tạo có nhiều điểm khác nhau:

Cùng là đào tạo trung cấp Hành chính có hệ đào tạo tập trung 12 tháng và hệ không tập trung 8 tháng.

Với hệ tập trung thì học sinh được học 12 tháng với số tiết là 2373. Với hệ không tập trung thì học sinh được học 8 tháng với số tiết là 1347.

Có điểm tương đồng trong quá trình đào tạo trung cấp hành chính ở cả 2 hệ đào tạo là học sinh được hướng dẫn thực tế cơ sở với số tiết giống nhau là 100 tiết.

Đối với các chương trình đào tạo, trong toàn bộ kết cấu của chương trình đã loại bỏ được những nội dung không phù hợp, bổ sung được những nội dung cần thiết đảm bảo kiến thức cơ bản đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và tính đa dạng của học sinh.

Việc thực hiện chương trình được phòng đào tạo quan tâm chỉ đạo để từng giáo viên và cán bộ phòng đào tạo, thực hiện và theo dõi tiến độ được đảm bảo và chính xác bằng cách phân công mỗi cán bộ trong phòng phụ trách 1 khoa về tình hình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong khoa. Vào đầu mỗi năm học yêu cầu Ban chủ nhiệm khoa đôn đốc các giáo viên trong khoa nộp bản kế hoạch giảng dạy theo mẫu chung của phòng Đào tạo để quản lý chặt chẽ từng giờ dạy, từng tiết dạy, buổi dạy, nếu có sự thay đổi về buổi dạy phải báo trước cho cán bộ phòng và sẽ có kế hoạch dạy bù. Hơn nữa hàng tuần các cán bộ quản lý các khoa đều báo cáo cho lãnh đạo phòng về tiến độ thực hiện chương trình

Cuối mỗi năm học, mỗi kỳ học, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo có đánh giá, tổng kết thực hiện chương trình. Và có lấy ý kiến đóng góp của giáo viên về nội dung các chương trình đang thực hiện, những ý kiến đóng góp sẽ được tập hợp lại, làm cơ sở cho sự sửa chữa, thay đổi sau này.

Tóm lại, thực trạng công tác xây dựng và phát triển chương trình ở trường chính trị đã thực hiện được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi mang tính đặc thù của nghề nghiệp. Tuy nhiên, từ thực tế công tác quản lý, để đảm bảo chất lượng đào tạo cao hơn cần phải có những thay đổi trong chương trình đào tạo giữa lý thuyết và thực hành ở một số môn học. Ví dụ là, cần tăng số tiết hướng dẫn học sinh đi thực tế cơ sở ở hệ tập trung lên là 150 tiết. Điều này Nhà trường chỉ đạo góp ý kiến phản hồi với 2 Học viện Chính trị Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh và Học viện Hành Chính Quốc Gia.

2.2.3 Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường.

Bảng 2.4: Bảng tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên

Tính đến 30/6/2011

TT Nội dung Tổng số Trong đó

Nữ Nam

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý quá trình đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường chính trị tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)