.Hạn chế quảng cáo, tranh thủ làm PR

Một phần của tài liệu đề tài chiến lược của apple cho sản phẩm smartphone (Trang 41)

Thay vì những kiểu quảng cáo truyền thống mang tính tức thời trong các tháng, trong tuần là đơn thuần thơng báo về sản phầm thì Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đếnthương hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản phẩm mới chứ khơng chỉ chỉ gói gọn trong một thơng cáo báochí. Iphone cũng khơng ngoại lệ. Và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sảnphẩm của Apple. Thậm chí, việc PR của Apple còn gắn liền với những hoạt động liênkết, hợp tác vừa nhằm nâng tầm giá trị của Apple, vừa tạo tiếng nói trong dư luận.

Áp lực được đặt lên công tác PR truyền thông sản phẩm. Thế giới sản phẩm của Apple luôn được nhận thức là của chính nó và nhận thức này vẫn cịn ăn sâu trong cơng chúng. Mục đích của PR là để phá vỡ rào cản này.

Các chiến dịch quảng bá nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu và giới thiệu sản phẩm mới hay chiến dịch bán hàng. Vì Apple ln xét đến sự quan trọng của người sử dụng là giới chuyên gia, đặc biệt là những người làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo nên công ty luôn tiếp xúc với họ tại các hội nghị, tại đó nó giới thiệu các thiết bị với dây chuyền xử lí tồn bộ cho video, nhiếp ảnh hay audio.

Apple từ lâu đã không cần bất cứ quảng cáo nào cho các sản phẩm mới của hãng. Thay vào đó, cơng ty đã dựa vào hai chiến lược chính: Một là, dựa vào giới truyền thông tạo ra tin đồn về các sản phẩm của hãng thông qua những bài đánh giá tích cực. Hai là sắp xếp cho các sản phẩm của hãng xuất hiện trong những chương trình truyền hình và phim ảnh.

Kể từ chiếc điện thoại iPhone thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 2007, báo chí truyền thơng đã đặc biệt u mến các sản phẩm của Apple. Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới. Chẳng hạn như, vào thời điểm này, báo chí đang ra sức khai thác thơng tin về chiếc iPhone thế hệ thứ 7 của Apple. Cho dù hãng không mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm, nhưng chiếc iPhone thế hệ mới qua hình dung của giới truyền thơng đã trở thành một "siêu phẩm".

Apple cũng dựa dẫm khá nhiều vào việc đưa các sản phẩm của mình vào những chương trình truyền hình cũng như phim ảnh. Người tiêu dùng rất dễ dàng nhận ra sản phẩm của Apple trong tay các ngôi sao nổi tiếng trong những chương trình truyền hình hay bộ phim điện ảnh.

Trên thực tế, phương pháp quảng cáo đưa sản phẩm vào phim ảnh đã được nhiều hãng ứng dụng. Người xem phim dài tập của Hồng Kơng có thể nghe thấy tiếng nhạc chuông đặc trưng của điện thoại Sony Ericsson hay thấy điện thoại Samsung trong tay các diễn viên Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu đề tài chiến lược của apple cho sản phẩm smartphone (Trang 41)