- Sự có mặt của test huyết thanh dương tính với kháng thể kháng
2.3.5. Phòng chống bệnh giun đũa chó/mèo [9]
- Hạn chế tối đa tiếp xúc các vật chủ nhạy cảm, các chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh.
- Kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho đến khi phân trở nên âm tính.
- Phải có quy trình kiểm tra phân định kỳ mỗi năm và có kế hoạch điều trị cần thiết.
- Cấm chó chạy trong khu vườn chơi trẻ con, công viên hoặc các họp cát tông tạm trú của chó.
- Nhanh chóng loại bỏ các thùng chứa phân chó.
- Kiểm soát chặt chẽ và buộc dây xích, hay có luật nuôi cho rõ ràng. - Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội và những chủ vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh.
- Giáo dục sức khỏe cho cha mẹ tránh khỏi nhưng nguy cơ tiềm tàng có thể có.
3. KẾT LUẬN
Bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng do Toxocara canis là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Bệnh chưa được quan tâm đúng mức vì tính đa dạng của biểu hiện lâm sàng nên khó định hướng chẩn đoán. Toxocara canis là ký sinh trùng lạc chủ, không trưởng thành được ở người. Tất cả mọi người đều có thể nhiễm Toxocara canis, đặc biệt là trẻ nhỏ…Người bị nhiễm bệnh do tình cờ nuốt trứng có ấu trùng của Toxocara canis nhiễm trong đất, nước, thức ăn, do chất phóng uế bừa bãi của những con chó con bị nhiễm bệnh,
bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh Toxocara canis tùy thuộc vào số lượng ấu trùng giun nuốt vào cơ thể, thời gian nhiễm, nơi định vị của ấu trùng, phản ứng miễn dịch của ký chủ đối với ký sinh trùng…Ngoài ra yếu tố về vệ sinh môi trường kém, kinh tế khó khăn, sinh hoạt và phong tục tập quán là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Chẩn đoán bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó rất khó khăn, đòi hỏi kết hợp khai thác tiền sử bệnh, biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Về phương diện cận lâm sàng, kỹ thuật ELISA có độ tin cậy cao, đã góp phần tích cực trong việc chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng nội tạng nói chung và bệnh do ký sinh trùng nói riêng, tuy nhiên tỷ lệ dương tính chéo với kháng nguyên của các loại ký sinh trùng khác còn cao.
Hiện tại có rất nhiều loại thuốc kháng KST trên thị trường: Benzimidazole (Albendazole, Mébendazole), Diethylcarbamazine (Hetrazan), Thiabendazole (Mintezole). Tuy nhiên, Albendazole thường được sử dụng nhiều nhất vì thuốc đạt nồng độ cao (kể cả mô não), độc tính thấp và hiệu quả hơn so với các thuốc khác.
Các biện pháp dự phòng nhiễm ấu trùng giun đũa chó phải kết hợp biện pháp cá nhân và cộng đồng.