Chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo ở ngườ

Một phần của tài liệu thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người và hiệu quả điều trị bằng albendazole tại một số điểm miền trung-tây nguyên, 2011-2012 (Trang 30)

Chẩn đoán bệnh tương đối khó vì lâm sàng vô cùng đa dạng, có khả năng xảy ra ở mọi cơ quan. Nếu thấy có các triệu chứng sốt kéo dài, ho và khò khè, gan to, hội chứng Loeffler hay triệu chứng thần kinh, tổn thương ở mắt…., có bạch cầu toan tính cao hoặc hơi cao thì cho làm huyết thanh chẩn đoán phát hiện kháng thể kháng giun. Sau khi loại trừ các nguyên nhân khác mà có huyết thanh dương tính thì tác nhân gây bệnh nhiều khả

năng là Toxocara spp. Có thể góp phần chẩn đoán bằng hình ảnh học như CT-scanner (Chụp cắt lớp vi tính), MRI (Chụp cộng hưởng từ) để tìm thương tổn ở não. Theo nghiên cứu của Yrma A. Espinoza và cs (2008), bệnh do ấu trùng giun đũa chó có 2 thê VLM và OLM.

Hầu hết trường hợp nhiễm ấu trùng Toxocara spp là không biểu hiện triệu chứng. Nếu khi biểu hiện triệu chứng thì đó là hệ quả của quá trình ấu trùng L2 di chuyển khắp cơ thể [51]. Lượng giun ký sinh lớn hoặc nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể dẫn tới hội chứng VLM. Do đó, VLM thường được chẩn đoán đầu tiên trên các trẻ em nhỏ có triệu chứng và tiền sử liên đới, bởi vì chúng là các đối tượng có ưu thế phơi nhiễm và nuốt phải các trứng giun [54]. Nhiễm ấu trùng Toxocara spp thường tự khỏi trong vòng vài tuần, nhưng tình trạng tăng bạch cầu ái toan có thể tăng trường diễn. Trong hội chứng VLM, sự di chuyển của ấu trùng gây nên các phản ứng viêm trong các cơ quan nội tạng và đôi khi cả hệ thần kinh trung ương. Do vậy, triệu chứng biểu hiện tùy thuộc vào cơ quan bị tác động [11]. Chẩn đoán phân biệt VLM và OLM thường được dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm và tiền sử bệnh [18], [54].

Việc chẩn đoán bệnh giun Toxocara spp chủ yếu dựa vào:

- Tiền sử: có tiếp xúc trực tiếp với chó hoặc mèo hay gián tiếp do nghịch đất, mút tay…ăn rau sống hay trái cây không rửa kỹ, nấu không chín có chứa ấu trùng Toxocara spp.

- Biểu hiện lâm sàng: các tiêu chuẩn chẩn đoán về lâm sàng tuỳ theo thể lâm sàng, cơ quan bị tổn thương.

- Xét nghiệm cận lâm sàng:

+ Điện di đạm máu: tăng gamma globulin, đó là globulin không đặc hiệu. + Công thức máu: có tăng bạch cầu ái toan hoặc không tăng.

+ Vi thể: có thể tìm thấy dấu vết của ấu trùng ở trung tâm các u hạt viêm, tế bào khổng lồ và mô sợi (hiếm gặp).

+ Rất khó hoặc không tìm thấy được ấu trùng giun trong mô.

+ Hình ảnh học: có thể thấy những nốt sang thương ở não, gan…chỉ có tính chất gợi ý.

+ Trên thực tế, chẩn đoán xác định dựa vào kỹ thuật ELISA với kháng nguyên của giun Toxocara canis.

Theo Huỳnh Hồng Quang (2008), việc chẩn đoán dựa vào:

- Trên chó và mèo: xét nghiệm phân chẩn đoán dựa trên đặc điểm trứng hoặc tìm thấy giun trong mẫu phân.

- Trên người: chẩn đoán lâm sàng thường không chắc chắn bởi lẽ triệu chứng giun đũa chó và mèo không điển hình; sinh thiết gan, tìm thấy giun và test huyết thanh miễn dịch sẽ hỗ trợ chẩn đoán rất nhiều.

Cả trứng và sán đề không đi qua phân người, kết quả sinh thiết thường không xác định cho dù tổn thương các mô lan rộng. Ngoài ra, những dấu hiệu tự nhiên và lâm sàng không đặc hiệu có thể dẫn đến chẩn đoán không chính xác hoặc thiếu cơ sở.

Test huyết thanh miễn dịch ELISA rất có ích trong chẩn đoán. Sử dụng ELISA đặc hiệu kháng nguyên giai đoạn ấu trùng sẽ có hiệu quả và độ nhạy hơn các test chẩn đoán khác nếu huyết thanh được ủ /hấp phụ làn đầu tiên với kháng nguyên trong huyết thanh Ascaris để loại bỏ những kháng thể gây ra phản ứng chéo [39], [41]. Test trong da hay lẩy da

Toxocara spp có thể cho phản ứng dương tính giả do các dị nguyên chia sẽ

chung (shared allergens) giữa Toxocara spp và Ascaris [55].

Chẩn đoán xác định một bệnh hệ thống do ký sinh trùng giun đũa chó/mèo:

- Sự hiện diện của các triệu chứng lâm sàng đặc biệt (gan to) [56]. - Các xét nghiêm cận lâm sàng (tăng bạch cầu, đặc biệt tăng bạch cầu eosin tăng,hiệu giá isohemagglutinin và tăng gammaglobulin huyết thanh).

- Tiền sử lâm sàng (có tiếp xúc hoặc thói ăn đất ở trẻ em).

Một phần của tài liệu thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người và hiệu quả điều trị bằng albendazole tại một số điểm miền trung-tây nguyên, 2011-2012 (Trang 30)