Điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo

Một phần của tài liệu thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người và hiệu quả điều trị bằng albendazole tại một số điểm miền trung-tây nguyên, 2011-2012 (Trang 33)

- Sự có mặt của test huyết thanh dương tính với kháng thể kháng

2.3.3. Điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo

- Thể không triệu chứng: không cần điều trị dù có kết quả xét nghiệm ELISA dương tính.

- Thể phổ biến: chỉ điều trị thuốc đặc hiệu như albendazole,

thiabendazole, mebendazole, diethylcarbamazine có phối hợp với corticoides.

Theo Magnaval (2001), thiabendazole liều 25-50 mg/kg/ngày trong 3-7 ngày có hiệu quả trong 50-53% trường hợp bệnh, mebendazole liều 20- 25 mg/kg/ngày trong 21 ngày có hiệu quả trong 70% trường hợp bệnh và albendazole liều 10 mg/kg/ngày trong 5 ngày có hiệu quả trong 47% trường hợp bệnh. Tuy diethylcarbamazine (DEC) liều 3-4 mg/kg/ngày trong 21 ngày (khởi đầu với liều 25 mg/ngày và tăng dần) có hiệu quả đến 70% trường hợp bệnh nhưng có đến 28% bệnh nhân bị phản ứng bất lợi và 10% có phản ứng ngứa, nổi mề đay. Ivermectin không được khuyên dùng vì hiệu quả kém. Đồng thời tác giả cũng khuyến cáo rằng những bệnh nhân nào không có triệu chứng lâm sàng nhưng có tăng bạch cầu ái toan kéo dài cũng như những bệnh nhân nào có thể lâm sàng “che đậy” (covert toxocariasis) mà không có tăng bạch cầu ái toan thì không cần phải được điều trị vì bệnh sẽ tự khỏi [33].

Đối với thể ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM) phải dùng corticoid (0,5-1 mg prednisone/kg/ngày) để chống hiện tượng viêm. Ngoài ra có thể dùng thiabendazole 25 mg/kg x 2 lần/ngày trong 5 ngày (liều tối đa trong ngày 3 g), albendazole 800 mg, ngày 2 lần trong 6 ngày, hoặc mebendazole 100-200 mg, ngày 2 lần trong 5 ngày. Nếu võng mạc bị bong thì phải phẫu thuật để can thiệp.

Magnaval (2006) đề xuất các phác đồ sau [33]:

Bảng 2.1. Phác đồ điều trị của Magnaval

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC, 2010) cũng như Kappagoda (2011) khuyến cáo sử dụng albendazole và mebendazole để điều trị bệnh giun đũa chó, mèo thể ấu trùng di chuyển nội tạng với các liều lượng như sau:

Albendazole 400 mg x 2 lần/ngày, uống trong 5 ngày Mebendazole 100-200 mg x 2 lần/ngày, uống trong 5 ngày

Theo Trần Thị Kim Dung và Trần Phủ Mạnh Siêu thì bệnh nhân được điều trị bằng albendazole 10mg/kg/5 ngày kèm kháng sinh và corticoides, hiệu quả phục hồi tốt [3].

Theo Lê Thanh Toàn điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó bằng

thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh cần dùng thêm thuốc chống dị ứng như: Telfast, Clarytine, Chlopheniramine…[16].

Theo Huỳnh Hồng Quang (2011), các bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng thì không cần thiết phải điều trị thuốc giun sán. Đối với các bệnh nhân có triệu chứng, nhiều loại thuốc điều trị giun sán dùng như Diethylcarbamazine (DEC), Thiabendazole, Mebendazole, Albendazole (400 mg đường uống mỗi ngày 2 lần x 5 ngày) hoặc Mebendazole (100- 200 mg đường uống, 2 lần mỗi ngày x 5 ngày) đã được khuyến cáo là các thuốc được chọn lựa trong điều trị VLM [10].

- Điều trị nội khoa: Phần lớn những trường hợp bệnh giun đũa chó ở người tự khỏi. Vấn đề điều trị thuốc kháng KST chỉ đặt ra đối với những trường hợp nặng như tổn thương ở phổi, não, tim [6].

Hiện tại có rất nhiều loại thuốc kháng KST trên thị trường: Benzimidazole (Albendazole, Mebendazole), Diethylcarbamazine (Hetrazan), Thiabendazole (Mintezole). Trong đó, Albendazole thường được sử dụng nhiều nhất vì thuốc đạt nồng độ cao (kể cả mô não), độc tính thấp và hiệu quả hơn so với các thuốc khác [6], [9]:

+ Albendazole: 10-15mg/kg/ngày trong 15-21 ngày.

+ Mebendazole: 100 mg x 2 lần/ngày trong 3 ngày (không khuyến cáo dùng cho trẻ < 2 tuổi).

+ Thiabendazole: 50 mg/kg/ngày, chia 2 lần trong 7 ngày, không vượt quá 3g/ngày.

+ Dietylcarbamazine: 6mg/kh/ngày, chia 3 lần trong 10 ngày. Không khuyến cáo dùng cho trẻ em.

- Corticoide: nhiều nghiên cứu khuyến cáo phối hợp điều trị

corticoide và thuốc kháng KST, đặc biệt đối với bệnh Toxocara spp ở mắt và hệ thần kinh trung ương [19]. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một khuyến cáo chính thức. Corticoide được dùng vài ngày trước khi điều trị thuốc kháng KST để ức chế phản ứng miễn dịch dị ứng. Liều

Prednisolone 1mg/kg/ngày trong 2- 4 tuần. Đối với các bệnh nhân bị tổn thương các cơ quan như viêm hô hấp, tim mạch, thần kinh trung ương nghiêm trọng, thì liệu pháp Corticosteroid chỉ định là có thể đảm bảo. Thuốc Corticosteroid dùng nội nhãn và đường toàn thân được chỉ định trong OLM trong 4 tuần đầu có triệu chứng nhưng dùng đồng thời với thuốc giun chưa thấy chứng minh là có hiệu quả hơn là mấy [6], [10].

- Điều trị ngoại khoa: được đặt ra đối với những trường hợp bệnh

Toxocarose ở mắt.

Một phần của tài liệu thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người và hiệu quả điều trị bằng albendazole tại một số điểm miền trung-tây nguyên, 2011-2012 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w