Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường đài loan giai đoạn 2022 – 2030 (Trang 26 - 30)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè sang Đài Loan

1.5.1 Nhân tố khách quan

Mỗi doanh nghiệp, công ty đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh vừa tạo ra những thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nó cũng mang lại cho doanh nghiệp khơng ít khó khăn. Có các nhân tố khách quan chủ yếu có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nghiên cứu bao gồm:

Nhân tố kinh tế trong nước và nước ngoài: Các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đối, các chính sách tiền tệ, tín dụng, các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, … của chủ nhà là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp xuất khẩu hoa hồi nói riêng. Bên cạnh đó thì các yếu tố kinh tế quốc tế cũng sẽ tác động rất lớn đến hoạt động của cơng ty, cụ thể là nó ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp quốc tế, đồng thời tác động đến giá xuất khẩu của hàng hóa.

của nhà nước: Mơi trường chính trị và hành lang pháp lý của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động thương mại quốc tế. Sự ổn định về mặt chính trị hay quan hệ ngày càng thăng tiến giữa hai quốc gia sẽ giúp hoạt động xuất khẩu diễn ra được ổn định và dễ dàng hơn. Ở Việt Nam, chính phủ có chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản với nhiều mặt hàng xuất khẩu không phải chịu thuế và áp hạn ngạch xuất khẩu trong đó có mặt hàng chè, điều này tạo điều kiện rất lớn cho ngành chè khi tham gia vào việc xuất khẩu.

Hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng mạnh đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu. Những ưu đãi hay rào cản về thuế quan, hàng rào kỹ thuật, các quy định đối với hàng hóa được phép xuất nhập khẩu hay các chính sách khác của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu có tác động thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu của hàng hóa. Các điều kiện này tác động đến quyết định kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng sao cho tận dụng tối đa được các ưu đãi của nhà nước và hạn chế tối thiểu các trở ngại mà các quy định trên có thể đem lại. Nếu doanh nghiệp không thể nắm bắt được các yếu tố trên thì việc quốc tế hóa hoạt động kinh doanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mà hiểu biết về các bộ luật và các văn bản dưới luật, các hiệp định,…đối với môi trường mới quá ít, khơng chủ động đề phịng được những rủi ro do nhân tố này gây ra hoặc không nắm bắt được những cơ hội mà môi trường này đem lại, hệ quả là hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Chính sách nhập khẩu, thị trường, tập tục kinh doanh buôn bán của Đài Loan: Trước khi muốn xuất khẩu hàng hóa đến thị trường nào đó, cơng việc trước tiên của doanh nghiệp là nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về hệ thống thuế quan, chính sách của chính quyền đó, tập tục và văn hóa thương mại, tiêu dùng của thị trường mục tiêu, cụ thể ở đây là thị trường Đài Loan. Những thơng tin chính xác doanh nghiệp thu thập được từ việc nghiên cứu thị trường đều rất quan trọng có tính quyết định đến mặt hàng, loại hàng hóa xuất khẩu, và các quy định luật pháp, thuế quan, chính sách và định hướng hoạt động nhập khẩu của chính quyền Đài Loan ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, lượng hàng, thời gian làm thủ nhập khẩu chè vào thị trường này.

- Các mục tiêu chính sách phát triển kinh tế của chính phủ: Mọi chính sách của chính phủ doanh nghiệp đều phải tn thủ vơ điều kiện, nếu chính phủ muốn tạo

điều kiện cho xuất khẩu thì sẽ ký kết các hiệp ước kinh tế quốc tế, đơn giản hóa thủ tục thơng quan, điều chỉnh dự trữ tối thiểu tại các ngân hàng, dùng công cụ trái phiếu, các biện pháp thuế và phi thuế,... để điều chỉnh thuế xuất khẩu/nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát... tất cả đều ảnh hưởng đến giá ngoại tệ, lãi suất tại ngân hàng. GDP, tỷ lệ thất nghiệp, thuế quan,... qua đó trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Trong đó, các chính sách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xuất khẩu nhất là thuế và tỷ giá hối đoái. Thuế quan xuất khẩu và nhập khẩu đánh trực tiếp lên hàng hóa xuất khẩu tại cửa xuất và nhập khẩu làm tăng giá hàng và khó cạnh tranh hơn. Trong khi đó các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch hạn chế số lượng hàng xuất khẩu/ nhập khẩu trực tiếp, hay các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật của một số nước cũng làm khó nhà xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa đồng nội tệ một số nước cũng làm khó nhà xuất khẩu. Tỷ giá hối đối là tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, nếu tỷ giá này giảm, đồng bản tệ giảm giá trị so với đồng ngoại tệ, ngoại tệ thu về đổi được nhiều nội tệ hơn, thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại.

Hệ thống tài chính của quốc gia và thế giới: Hệ thống tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng. Các chính sách tài chính mà thơng thống thì việc vay vốn hỗ trợ cho việc sản xuất, mua sắm máy móc để có sản phẩm chất lượng, xuất khẩu sẽ trở nên dễ dàng và ngược lại, nếu hệ thống tài chính q phức tạp thì việc vay vốn của doanh nghiệp rất khó và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và xuất khẩu. Ngồi ra hệ thống tài chính cũng có tính quyết định đến tỷ giá hối đoái – yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến xuất nhập khẩu. Các nhân tố thị trường: Thị trường - một nhân tố khơng thể khơng có trong hoạt động kinh doanh. Việc nắm bắt được thị trường và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ là một việc hết sức khó khăn đối với xuất khẩu. Thị trường, nơi quan hệ cung cầu được thực hiện thông qua giá cả, tạo động lực thúc đẩy cho sản xuất, phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Hơn nữa khi nắm bắt được các điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngồi đó như: dung lượng thị trường, tập quán, thị hiếu tiêu dùng, các kênh tiêu thụ và sự biến động giá cả sẽ giúp cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu có được những phương án kinh doanh kịp thời đáp ứng với xu thế phát triển của nền kinh tế quốc tế. Thị trường cũng là nơi có sự cạnh tranh giữa các

doanh nghiệp. Yếu tố cạnh tranh này có tác động mạnh mẽ đến phương hướng, chiến lược sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Dựa trên vị thế tương quan giữa mình và đối thủ cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc điều chỉnh, phát triển sản phẩm. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn chịu sức ép từ phía người tiêu dùng và từ phía các nhà cung cấp.

Việc xác định cung - cầu trên thị trường nước nhập khẩu là yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng chè, các doanh nghiệp cần nắm được mức cầu trên thị trường nước nhập khẩu ra sao và tình hình cung như thế nào để có thể đưa ra chiến lược xuất khẩu hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình. Khi mức cầu tăng lên dẫn đến giá cả sản phẩm tăng, quy mô thị trường cũng được mở rộng hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng đó đồng thời tăng doanh thu bán hàng trên thị trường nhập khẩu. Ngược lại, khi mức cầu giảm dẫn đến giá thành sản phẩm có xu hướng hạ xuống và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm sẽ tăng lên. Khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần có chiến lược cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, gia tăng các tiện ích của sản phẩm, tăng các dịch vụ khuyến mãi đi kèm để kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng. Bên cạnh lượng cầu thì lượng cung của thị trường cũng tác động mạnh đến việc xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam. Nếu lượng cung quá lớn thì cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên, việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này sẽ giảm xuống làm ảnh hưởng đến doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu. Ngược lại, nếu lượng cung giảm thì sự cạnh tranh trên thị trường cũng giảm xuống, doanh nghiệp dễ chiếm được thị phần trên thị trường.

Như vậy việc xác định cung - cầu của thị trường nhập khẩu là rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần xác định được quy mơ và tiềm năng đích thực của thị trường và cần phải biết số lượng sản phẩm mà thị trường tiêu thụ thực sự và số lượng mà thị trường có thể tiêu thụ trong tương lai. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu các vấn đề như: việc nhập cảng (khối lượng nhập cảng hiện nay, sản phẩm nhập đến từ đâu, thị phần của các nhà cung cấp nước ngoài thay đổi và phát triển như thế nào, giá cả hàng xuất khẩu thuộc các nguồn cung cấp khác nhau); quy mô và khuynh hướng sản xuất bên trong thị trường nhập khẩu; lượng hàng xuất khẩu từ thị trường đó; các yếu tố sẽ làm thay đổi tỷ lệ nhập cảng trong

tiêu thụ và đặc biệt tỷ lệ mà sản phẩm của mình có thể chiếm lĩnh được; số lượng tiêu thụ sản phẩm mỗi năm...

Tình hình chính trị của thế giới: chính là yếu tố quyết định đến chính sách của các nước trên thế giới, nhất là trong thời điểm tồn cầu hóa như hiện nay, tùy thuộc vào tình hình mà các chính phủ sẽ ra những quyết định, chính sách riêng. Đặc biệt các quyết định, chính sách của các nước, hiệp hội lớn có tầm ảnh hưởng trên thế giới sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến những nước đang phát triển. Điển hình là tình hình căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Điều Kiện tự nhiên, khí hậu, rủi ro, thiên tai, dịch bệnh: Cây chè là cây nông nghiệp nên phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên, khí hậu và q trình vận chuyển chè từ Việt Nam đến Đài Loan chủ yếu vận chuyển qua đường biển nên tốc độ giao hàng phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Điều Kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hoa hồi của doanh nghiệp bởi việc được mùa hay mất mùa có ảnh hưởng trực tiếp tới việc có hàng để xuất khẩu hay không. Cuối cùng là dịch bệnh, từ cuối năm 2019 đại dịch Covid 19 bùng phát khiến cả nền kinh tế thế giới đều gặp khó khăn khơng chỉ riêng ngành chè.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường đài loan giai đoạn 2022 – 2030 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)