Thực trạng sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường đài loan giai đoạn 2022 – 2030 (Trang 35)

2.1. Khái quát thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam 2017-

2.1.1. Thực trạng sản xuất

Cây chè thường phân bố ở các đồi núi và cao nguyên, do đặc điểm này, có thể nói nước ta có điều kiện trong sản xuất và trồng cây chè. Trên thực tế ngành chè đang liên tục được mở rộng tại Việt Nam.

Năm 2017, Việt Nam có diện tích trồng chè là 129,3 nghìn ha với sản lượng 1.048,8 nghìn tấn chè tươi, xuất khẩu đạt 144.442 tấn, kim ngạch đạt 190.432 nghìn USD.

Xuất khẩu năm 2018 cả nước đã có 320 tổ chức và cá nhân xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với khối lượng gần 76.159 tấn, kim ngạch đạt 178198 nghìn USD.

Đến hết năm 2019 diện tích chè đạt khoảng 123 nghìn ha tương đương năm 2018, năng suất chè đạt 94,8 tạ/ha, cao hơn so với 2018 là 4,4 tạ/ha, sản lượng trên 1,02 triệu tấn tăng khoảng 32 nghìn tấn so với năm 2018. Kim ngạch đạt 188.067 nghìn USD tương ứng với lượng xuất khẩu là 134.906 tấn chè.

Năm 2020, cả nước có 34 tỉnh, thành trồng chè, với diện tích hơn 130 nghìn ha. diện tích chè cho thu hoạch là 113 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/ha. Xuất khẩu đạt 126,611 tấn, kim ngạch là 134.761 nghìn USD, thành tích đạt được này là khá khả quan trong khi dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới

Sang năm 2021 diện tích trồng chè tương đương năm 2020 nhưng năng suất chỉ đạt 7,8 tấn/ha, tổng sản lượng chè của cả nước đạt 886.543 tấn, lượng chè xuất khẩu là 78.535 tấn, kim ngạch năm 2021 là 130728 nghìn USD. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: chè đen 48%. chè xanh 51 % (gồm cả chè ướp hương. chè Ơlong). cịn lại chè khác. Giá bình quân chè đen OTD là: 1.408 USD/tấn. chè đen CTC 1.315 USD/tấn; chè xanh 1.913 USD/tấn. chè hương nhài 1.767 USD/tấn. chè ÔLong 2.800 USD/tấn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường đài loan giai đoạn 2022 – 2030 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)