Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường đài loan giai đoạn 2022 – 2030 (Trang 30 - 35)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè sang Đài Loan

1.5.2 Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là những đặc điểm, tiềm năng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

* Khả năng vốn, tài chính: Đây là yếu tố phản ánh tồn bộ sức mạnh tổng hợp

của doanh nghiệp thơng qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn. Huy động được hết khả năng về vốn của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một phần vốn rất lớn không phải là vốn tự có mà là vốn vay. Do đó, khi đánh giá về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phải tính đến các khoản huy động vốn từ các nguồn khác nhau như vay tín dụng, thế chấp, tín chấp.

*Nhân tố con người: Con người là nhân tố chính tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp: Dù cơng nghệ có phát triển đến đâu thì vẫn khơng thể thay thế hồn toàn được vai trị của con người. Chỉ con người mới có thể tạo ra được hàng hóa, tạo ra được các dịch vụ và kiểm sốt được tồn bộ q trình sản xuất. Trình độ chuyên

môn, năng lực làm việc của mỗi thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói về tiềm lực trong doanh nghiệp, nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất. Trong hoạt động xuất khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hon, khách hon đến công tác giao dịch đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được thực hiện bởi những cán bộ nhanh nhạy, năng động, trình độ chun mơn cao thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.

*Tiềm lực vơ hình của doanh nghiệp: Uy tín của doanh nghiệp hong qua những lần giao dịch trước, mối quan hệ của doanh nghiệp với bạn hàng, chất lượng hàng hóa, giá cả, tinh thần phục vụ…của doanh nghiệp tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hon về các sản phẩm của họ. Việc tạo được mối quan hệ tốt, uy tín đối với khách hon là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vì nó khơng chỉ đảm bảo vững chắc thị phần của mình mà tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường.

Chất lượng chè: Chất lượng chè phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống chè, quy trình thâm canh, đất trồng, quá trình thu hái, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Chất lượng chè chính là yếu tố quyết định tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp và chè Việt Nam

Năng lực sản xuất, thu mua chè của các doanh nghiệp trong nước: năng lực sản xuất và thu mua là sự chủ động của nguồn hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa và tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của doanh nghiệp.

* Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học cơng nghệ

Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học cơng nghệ cũng là những yếu tố góp phần khơng nhỏ tới sự thành công của hoạt động xuất khẩu chè. Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như đường giao thơng, cơng trình điện nước, cơ sở vật chất nơi sản xuất…Đây là những yếu tố tác động trực tiếp tới tình hình sản xuất chè. Nếu cơ sở hạ tầng thường xuyên được củng cố và nâng cấp sẽ giúp cho việc nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thơng hàng hóa được nhanh hơn, giảm chi phí vận chuyển, giảm thiểu các chi phí hao mịn vơ ích…Những yếu tố này giúp cho việc giảm giá thành sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp đạt được tính kinh tế

theo quy mơ.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ tiến bộ mới ra đời thay thế các công nghệ cũ đã tạo ra những cơ hội mới đối với tất cả các ngành nghề. Các doanh nghiệp có thể giao dịch với khách hon hong qua các phương tiện truyền thông đặc biệt như điện thoại, thư điện tử, fax sẽ làm giảm được phần nào các chi phí giao dịch trực tiếp, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá khi mà khoảng cách địa lý là rất lớn. Thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu có thể tiếp cận với nhau dễ dàng và thuận tiện hơn, mở rộng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, khoa học cơng nghệ cịn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hóa, giao hàng, ngân hon, tài chính, hải quan…làm cho các khâu trong q trình giao nhận hàng hóa được thuận tiện và tăng độ an toàn.

*Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thâm nhập vào thị trường nước ngoài là một thử thách lớn đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, mỗi doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các chiến lược marketing xuất khẩu cho riêng mình. Muốn thành cơng trên thị trường quốc tế, mỗi doanh nghiệp cần phải sử dụng một cách hài hòa và sáng tạo các chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại.

Chiến lược về sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm với chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Dựa trên kết quả việc phân tích thị trường nhập khẩu một cách kỹ lưỡng và có hệ thống, các doanh nghiệp sẽ nắm được thị hiếu của người tiêu dùng đối với từng loại sản phẩm và sẽ phát triển sản phẩm theo hướng đáp ứng tối đa những nhu cầu này. Mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp hon quan đến sản phẩm như: Thích nghi sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, phát huy và cải tiến sản phẩm truyền thống, chun mơn hóa sản phẩm, đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu… Tùy từng thị trường nhập khẩu khác nhau mà doanh nghiệp nên chọn những giải pháp phù hợp cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khi áp dụng bất kỳ giải pháp nào doanh nghiệp xuất khẩu chè cũng nên nghiên cứu kỹ các vấn đề như chất lượng, loại hàng, chất liệu của bao bì, kích thước đóng gói, thiết kế và mẫu mã của từng loại sản phẩm, đặc biệt là yếu tố chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Một sản

phẩm tốt sẽ là công cụ hữu hiệu tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đó trên thị trường.

Chiến lược về giá cả sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được mức giá cả phù

hợp, cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh trên thế giới. Thơng thường các doanh nghiệp có thể định giá bán của các sản phẩm xuất khẩu thông qua 3 cách định giá sau: Định giá trung lập, định giá thâm nhập và định giá hớt váng. Nhưng cách định giá trung lập là phổ biến hơn cả. Định giá trung lập là phương pháp xác định giá dựa vào chi phí sản xuất hoặc theo giá thị trường. Dựa vào chi phí sản xuất để định giá còn được gọi là định giá căn cứ vào chi phí sản xuất, nghĩa là định giá sản phẩm dựa vào các chi phí và mức doanh lợi có hon quan như chi phí cơng nghiệp (nguyên vật liệu, nhân cơng…), chi phí quản lý phân xưởng, chi phí cung ứng vật tư, chi phí hành chính, chi phí vận tải nội địa…Dựa vào thị trường để định giá là xem xét mặt hàng có liên quan được mua bán với giá bao nhiêu trên thị trường thì ta đặt giá như thế ấy. Muốn vậy ta phải tham khảo giá thế giới như giá đấu giá quốc tế, giá mua bán tại sở giao dịch hàng hóa quốc tế, giá chào hàng của một công ty lớn, giá ở hợp đồng trước… Tùy từng thị trường và từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng các cách định mức giá phù hợp. Mức giá này sẽ giúp mang lại tính cạnh tranh về giá của sản phẩm. Ngoài ra, khi yếu tố chất lượng là ngang nhau thì yếu tố giá cả đóng vai trị lớn trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Chiến lược phân phối: Xác lập được hệ thống phân phối gián tiếp hay trực tiếp. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm nhập khẩu và trải nghiệm nó. Thơng thường, trên một thị trường có thể cho nhiều mạng lưới phân phối đối với mỗi sản phẩm nhất định. Đối với mặt hàng chè, nhà xuất khẩu có thể bán trực tiếp cho người sử dụng như theo thói quen, nhưng thường các hàng hóa phải qua một hay nhiều trung gian, như thông qua các nhà nhập khẩu, các nhà bán buôn và những người bán lẻ. Thông thường, một sản phẩm được bán cho một mạng lưới phân phối do đại lý đại diện cho nhà xuất khẩu. Việc lựa chọn người đại lý này đều dựa vào các yếu tố căn bản giống như lựa chọn các nhà phân phối. Để tìm ra người đại lý tốt nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu cần giải đáp được một số vấn đề sau: (1) Đã xác định được có hay khơng một kênh phân

phối bình thường, qua đó phần lớn các sản phẩm mẫu được nghiên cứu phải đi qua; (2) Có phải kênh đó đã được bão hịa bởi các sản phẩm tương tự như các sản phẩm mà doanh nghiệp mình đã làm ra hoặc bị phong tỏa bởi các hiệp ước độc quyền với các nhà cung cấp hiện tại. Nếu xảy ra trường hợp như thế, doanh nghiệp sẽ không cần phân phối sản phẩm thông qua các nhà buôn mà bán trực tiếp cho những nhà bán lẻ; (3) Có phải một số yếu tố của mạng lưới phân phối đã chiếm được hay mất chỗ đứng? Các nhà bán bn, Chẳng hạn, các nhà bán bn, có phải đang bị loại bởi các nhà bán lẻ lớn đã mua hàng hóa trực tiếp; (4) Có hay không những cơ quan mua những số lượng đặc biệt cao đối với thị trường ?; (5) Đâu là diện tích địa lý trong đó phân phối của mỗi một nhà bán buôn chiếm lĩnh được? Họ có đảm bảo việc phân phối sản phẩm trong cả nước hay đơn giản hơn trong một vùng?

Chiến lược xúc tiến thương mại là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược marketing xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp xuất chè. Một sản phẩm chè Việt Nam xuất hiện trên thị trường nhưng khơng hề có tên tuổi, khơng được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, khơng được hỗ trợ bởi các hình thức xúc tiến sẽ có nguy cơ khơng thể tiêu thụ được trên thị trường đó, hay chỉ có thể thực hiện được điều này b ng cách hạ giá hàng hóa của mình và do đó sẽ làm giảm mức sinh lời của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp xúc tiến thương mại hiệu quả như quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua website, các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ triển lãm, trưng bày sản phẩm…

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường đài loan giai đoạn 2022 – 2030 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)