Phân tích thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường đài loan giai đoạn 2022 – 2030 (Trang 45 - 66)

2.2.1 Khái quát thị trường Đài Loan về mặt hàng chè

Đài Loan là một thị trường có tốc độ phát triển rất cao, kinh tế Đài Loan tăng trưởng 5,88% vào năm 2021 bất chấp ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid 19. Lượng chè Đài Loan nhập khẩu vào hàng năm. Năm 2017 là 30.210 tấn chè tương ứng với

74.565 nghìn USD, năm 2018, 2019 vẫn tiếp tục duy trì đà tăng với những con số lần lượt là 32.321 tấn chè (80.304 nghìn USD) và 33.226 tấn chè (82.881 nghìn USD). Cũng giống với các nền kinh tế khác trên thế giới khi bước sang năm 2020 kinh tế Đài Loan cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lượng chè nhập khẩu giảm xuống còn 30.569 tấn chè, kim ngạch giảm xuống cịn 77.823 nghìn USD và những con số này nhanh chóng phục hồi vào năm 2021 lần lượt là 33.192 tấn, 88.082 nghìn USD. Qua đó ta có thể thấy một phần của sức mạnh của nền kinh tế của Đài Loan. Cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Đài Loan gồm 3 loại chè chính: Chè đen, chè xanh và chè nguyên liệu. Phần lớn chè Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam đều là chè nhiên liệu với ít sự chế biến và giá trị gia tăng thấp. Thay vào đó nó phù hợp với phần lớn thị trường nhập khẩu chè của Đài Loan vì ngành cơng nghiệp chế biến của Đài Loan đã khá nổi tiếng trên thế giới, nhất là các sản phẩm về chè.

Biểu đồ 2.8: Kim ngạch và lượng chè nhập khẩu của Đài Loan (2017-2021)

Đơn vị: Nghìn USD – tấn

Nguồn: Tác giả xử lý từ www.trademap.org

Việt Nam là đất nước có lượng chè xuất khẩu khá ổn định vào thị trường Đài Loan và cũng là nước có kim ngạch xuất khẩu vào Đài Loan lớn nhất. Với thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phịng đến Đài Loan chỉ mất tầm 3-8 ngày, một

khoảng thời gian không phải là ngắn nhất nhưng cũng không quá dài để chở hàng nông sản.

Tuy là nước xuất khẩu chính vào thị trường Đài Loan nhưng chè xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đang có xu hướng giảm về cơ cấu nhập khẩu kể cả về lượng và kim ngạch. Thay vào đó thị trường này có dấu hiệu tăng nhẹ giá trị cũng như cơ cấu nhập khẩu từ các nước Sri Lanka (từ 22,3% đến 24,8%), Nhật Bản (từ 16,6% đến 18,1%), Ấn Độ (từ 6.8% đến 8.5%).

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu thị trường chè nhập khẩu của Đài Loan theo các quốc gia xuất khẩu giai đoạn 2017-2021

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả xử lý từ www.trademap.org

Nhìn chung lượng chè và giá trị chè nhập khẩu từ Việt Nam của Đài Loan luôn tỷ lệ thuận với tổng lượng chè nhập khẩu của của Đài Loan nhưng thị phần của

Việt Nam đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm.

2.2.2 Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Đài Loan

Việt Nam là một đất nước có giá chè xuất khẩu thấp trên thế giới và chủ yếu là xuất khẩu chè nguyên liệu, ít gia cơng chế biến. Đài Loan lại là thị trường nhập khẩu rất nhiều chè nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước của mình. Với quan hệ mật thiết giữa hai bên, hợp tác cùng phát triển, Đài Loan là một trong những nước có nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất. Và trong ngành chè Việt Nam – Đài Loan cũng là hai đối tác lớn của nhau. Xét về lượng chè nhập khẩu của Đài Loan, Việt Nam luôn chiếm lớn hơn 50% thị trường này trong cả giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên giá trị Việt Nam thu về chỉ hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan. Đó là do giá trị gia tăng của chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này cịn thấp, ít sự đầu tư về cơng nghệ, chế biến, chất lượng sản phẩm. Năm 2017 tổng kim ngạch nhập khẩu của Đài Loan là 74.565 nghìn USD tương đương với 30.210 tấn chè được nhập khẩu vào Đài Loan, trong khi đó cùng năm này lượng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vào Đài Loan chỉ là 27.685 nghìn USD mà lượng xuất khẩu của Việt Nam lên tới 17.569 tấn chè. Năm 2018, 2019 cả về lượng lẫn kim ngạch nhập khẩu chè của Đài Loan đều tăng và tỷ lệ thuận với kim ngạch và lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này. Đến năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 lượng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan và lượng, kim ngạch nhập khẩu chè của Đài Loan cũng đồng loạt giảm. Năm 2021, khi thị trường Đài Loan nhanh chóng phục hồi, lượng và kim ngạch nhập khẩu chè đều tăng trở lại, thậm chí kim ngạch nhập khẩu cịn tăng lớn hơn so với trước khi kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch, kim ngạch nhập khẩu tăng lên mức 88.082 nghìn USD, sản lượng nhập khẩu là 33.192 cho thấy nhu cầu thị trường về mặt hàng chè của Đài Loan bắt đầu có xu hướng thay đổi tăng mua chè có chất lượng và chế biến hơn. Trong khi đó chè giá rẻ của Việt Nam chưa qua chế biến, tuy có tăng so với năm 2020 nhưng vẫn chưa phục hồi lại trước đại dịch, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan 28.967 nghìn USD, sản lượng xuất khẩu là 18.331 tấn chè; giảm 2.343 tấn chè và kim ngạch giảm 1.205 nghìn USD so với trước dịch.

Biểu đồ 2.10: Tổng lượng, tổng giá trị chè Đài Loan nhập khẩu và tổng lượng, tổng giá trị chè Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan.

Đơn vị: Tấn – nghìn USD

Nguồn: Tác giả xử lý từ www.trademap.org

Trong khi đó mức giá chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 1.580 USD/ tấn vào năm 2021, một mức giá trung bình so với các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam và Việt Nam là một nước xuất khẩu chè giá rẻ trên thế giới.

2.3 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan

2.3.1 Thành tựu

Sau xuyên suốt nhiều năm trồng chè và khai thác về mặt kinh tế,Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng. Sản phẩm chè của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu tới hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2017, tổng lượng chè Việt Nam xuất khẩu đạt 144.442 tấn chè đến năm 2021 con số này là 78.535 tấn; trong đó cao nhất là năm 2019 lượng chè xuất khẩu lên đến 134.906 tấn. Việt Nam đã đứng thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu chè nhiều nhất trên thế giới. Và đem lại nguồn

ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước nhà với năm 2017 là 190.432 nghìn USD, năm 2021 là 130.728 nghìn USD. Thời điểm cao nhất là năm 2019 với tổng kim ngạch là 188.067 nghìn USD.

Diện tích trồng chè cũng tăng lên cùng với sự tăng lên về sản lượng, năm 2017 diện tích trồng chè của nước ta là 129,3 nghìn ha, đến năm 2021 tổng diện tích trồng chè là diện tích hơn 130 nghìn ha. Sự tăng lên về diện tích trồng khơng những góp phần tăng sản lượng chè, mở rộng ngành chè còn giúp phủ xanh đất trống đồi trọc của nước ta. Tạo thu nhập cho người lao động vùng sâu vùng xa. Góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước.

Theo đánh giá của Hiệp hội chè Việt Nam, có thể thấy, trong thời gian 2017- 2021, ngành chè Việt đã có những bước tiến tích cực. Năng suất và sản lượng chè liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Trong hoạt động chế biến chè, đã có nhiều dây chuyền cơng nghệ chế biến chè với mức độ cơ giới hoá cao được bổ sung thay thế tại nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành chè đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nâng cao giá trị gia tăng, đã sản xuất và làm chủ được công nghệ trồng, canh tác, chế biến chè matcha, chè uống liền từ nguyên liệu chè trong nước. Sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận giúp nâng cao giá trị sản phẩm chè và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Các doanh nghiệp sản xuất chè Shan rừng đã có nhiều thay đổi, nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm mới, phát huy được lợi thế của trà cổ thụ Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành nh m phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt đã có nhiều giải pháp đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho những kết quả khả quan.

Các thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm chè Việt là Đài loan, Pakistan, Trung Quốc, Nga … Trong đó, thị trường Đài Loan, chiếm 30% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu thụ nhiều ở thị trường nước ngoài. Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược...

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, những đóng góp của ngành chè mang lại, ngành chè còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục để phát triển xa hơn nữa, mang về nhiều lợi ích hơn nữa cho Việt Nam ta.

Thứ nhất, chất lượng chè mặt b ng chung còn thấp, và khó kiểm sốt được chất lượng. Về cơ bản, sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Cụ thể, sản xuất chè trong nơng hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mơ sản xuất nhỏ bình quân khoảng 0,2 ha/hộ. iều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta khơng đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.Số lượng giống chè b ng hạt còn cao lên đến hơn 50% dẫn đến năng suất ngành chè cịn thấp, hương vị cũng khơng đạt được tốt nhất, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Thứ hai, cơ cấu giống cây trồng chưa hợp lý khi có tới 70% số lượng giống chè của Việt Nam chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm 30%. Trong khi đó, trên thế giới cơ cấu giống chè đen chỉ chiếm xấp xỉ 10%; giống chế biến được cả chè đen và chè xanh chiếm 44,2%; giống chuyên chế biến chè xanh chiếm 21,2%; giống cho chế biến chè Ô long và các chè cao cấp khác chiếm gần 25%.

Thứ ba, khâu chế biến, tiêu thụ chè hiện cũng tồn tại nhiều bất cập. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn còn khiêm tốn. Hiện cả nước có 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp. Trong khi đó, việc tổ chức sản xuất chè giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn, có nơi một ha chè đạt giá trị từ 500 đến 800 triệu đồng/năm, nhưng có nơi chưa đạt đến 100 triệu đồng/ha/năm.

Thứ tư, việc liên kết sản xuất, chế biến, tính đồng bộ giữa các khâu chưa đạt u cầu. Vẫn cịn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu, khơng kiểm sốt được chất lượng, an tồn thực phẩm. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều khâu trung gian không những làm tăng giá đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí

đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm. Từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ, xuất khẩu chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp nhà vườn. Hiện nay ngành sản xuất chè nói riêng và chế biến nơng sản nói chung vẫn cịn tồn tại vấn đề các doanh nghiệp và các hộ nông dân vẫn xảy ra tình trạng thiếu liên kết với nhau. Các doanh nghiệp chỉ lo phần sơ chế, chế biến, xuất khẩu… còn các hộ dân sản xuất chỉ lo sản xuất. thị trường chè thế giới biến động, các doanh nghiệp giảm thu mua nhưng nhà vườn do thiếu thông tin từ các doanh nghiệp nên không chủ động được trong việc cắt giảm sản xuất dẫn đến mức chè tồn rất lớn. Người nơng dân cũng gặp khó khăn trong việc cân chỉnh sản lượng cũng như giá bán ra dễ dẫn tới tình trạng bị ép giá. Hay lúc các doanh nghiệp cần hàng thì khơng thể gom hàng đúng hạn dẫn đến tình trạng giao hàng thiếu chất lượng.

Thứ năm, công tác quảng bá thương hiệu của ngành chè chưa tốt.

Thứ sáu, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng. Ý thức của người dân về thuốc trừ sâu và chất lượng chè chưa cao. Còn pha trộn nhiều loại thuốc trừ sâu không được phép vào trong trồng chè.

Thứ bảy, thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam được đánh giá còn khá nghèo nàn về tính đa dạng sản phẩm và chất lượng cũng chưa cao. Hiện nay tuy đang đứng thứ 5 trên toàn thế giới về xuất khẩu chè, song phần lớn sản lượng chè xuất khẩu chỉ chủ yếu là xuất sang các thị trường dễ tính, khơng địi hỏi q cao về chất lượng sản phẩm.

Thứ tám, nhiều địa phương chưa có định hướng phát triển cụ thể cho từng giống chè để phát huy tiềm năng của giống, lợi thế vùng sinh thái và thực hiện các chính sách về cánh đồng lớn của Chính phủ…

Thứ chín, ngành chè cịn bị phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài như giá phân bón, giá nhiên liệu, nhân cơng; dẫn đến tính bền vững chưa cao.

Cuối cùng là thiếu vốn đầu tư. Việc đầu tư cho sản xuất có phần hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng chè. Cho dù có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào kinh doanh chè thì khả năng tài chính vẫn chưa đủ mạnh để có thể trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Đây là sự thua thiệt lớn về giá trị xuất khẩu của ngành chè Việt Nam. Thế nên, vốn đầu tư ln là vấn đề đáng quan

tâm, có ảnh hưởng rất lớn. Việc tìm giải pháp hỗ trợ vốn là rất quan trọng cho ngành chè ở các tỉnh nói riêng và tồn quốc nói chung. Tuy nhiên, thực hiện được các giải pháp hỗ trợ vốn không phải là công việc dễ dàng. Đây vẫn là vấn đề bất cập đòi hỏi cần có giải pháp hợp lý.

Về tổng thể thì số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm chè của nước ta chưa tương xứng với tiềm năng đất đai màu mỡ, lao động, khí hậu thuận lợi, điều kiện sinh thái và tổng mức đầu tư; giá trị gia tăng còn thấp, chưa ổn định về số lượng và chất lượng, đời sống người làm chè cịn nhiều khó khăn; đặc biệt là có nhiều nguy cơ về giảm chất lượng và hơn thế là khơng đảm bảo về vệ sinh an tồn thực phẩm; có thể mất thị trường xuất khẩu gây ra ra khủng hoảng nghiêm trọng nếu khơng có giải pháp hữu hiệu kịp thời.

2.4.3 Ngun Nhân

Khó khăn dễ nhìn thấy và đặc thù của ngành chè Việt Nam là quy mô sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến khó kiểm sốt về chất lượng cũng như giống cây hay q trình chăm sóc.

Cơ cấu cây trồng khơng hợp lý do thiếu sự liền mạch của hoạt động nghiên cứu thị trường của nhà xuất khẩu và điều chỉnh giống cây trồng của nhà sản xuất theo nghiên cứu thị trường. Và sự điều chỉnh này cũng trở nên khó khăn khi cây chè là giống cây trồng lâu năm, do vậy để người dân trồng chè thay đổi cơ cấu giống cây chè là rất khó khăn, nhất là cho những sự thay đổi nhu cầu trong thị trường có tính tạm thời.

Sản lượng và chất lượng chè chưa xứng với tiềm năng sẵn có của Việt Nam do

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường đài loan giai đoạn 2022 – 2030 (Trang 45 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)