Thực trạng cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP Cho vay tiêu dùng tại phòng giao dịch Tôn Đức Thắng, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

II. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại phòng giao dịch Tôn Đức Thắng

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng.

2.2.1. Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng.

Trong những năm vừa qua, hoạt động của các ngân hàng nói chung và của ACB nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ những biến động trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực không ngừng ACB vẫn kiên trì theo đuổi chiến lược đúng đắn đề ra từ những năm trước.

Đối với phòng giao dịch Tôn Đức thắng, là một phòng giao dịch còn mới và non trẻ, ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang có diến biến khá phức tạp.

Phòng đã chịu áp lực từ rất nhiều phía, gặp khá nhiều khó khăn. Cùng với sự đoàn kết và cố gắng của từng nhân viên trong phòng đã giúp cho sự hoạt động của phòng đang ngày càng đi lên và phát triển hơn.

Dư nợ tiêu dùng qua các năm được phản ánh như sau:

Bảng 5: Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 năm 2010 5/2011

Giá trị Giá trị TT(%) Giá trị TT(%)

Dư nợ CVTD 8.179 21.766 166,12 55.582 155,36 61.485 Tổng dư nợ 18.857 47.194 150,27 100.940 113,88 105.101 Tỷ trọng

CVTD/tổng dư nợ 43,38% 46,12% 55,06% 58,5%

Bảng 7: Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ

Năm 2008: Năm 2009:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm đều tăng. 7 tháng cuối năm 2008, tổng dư nợ tiêu dùng đạt 8.179 triệu đồng. Đây có thể xem là kết quả đáng khích lệ đối với một phòng giao dịch mới thành lập, hơn nữa bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2008 đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đến năm 2009, nền kinh tế thế giới tiếp tục gánh chịu những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế từ năm 2008. Điều này cũng làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng xấu, hoạt động kinh doanh và tiêu dùng trong nước bị thu hẹp đáng kể. Trên thị trường cho vay, người dân e dè tiếp cận với vốn vay tiêu dùng, các gói kích cầu kinh tế của chính phủ giảm dần vào những tháng cuối năm. Tuy nhiên, dự nợ CVTD của phòng cuối năm 2009 đã tăng 166,12% so với 7 tháng cuối năm 2008, đạt mức 21.766 triệu đồng. Đến năm 2010, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lạm phát được đẩy lùi, thu nhập của người dân tăng lên và ổn định hơn đã thúc đẩy nhu cầu của người dân theo đó cũng tăng lên. Tổng dư nợ CVTD năm 2010 đã tăng 155,36% so với năm 2009, đạt mức 55.582 triệu đồng.

Nhìn chung, dư nợ CVTD luôn tăng lên đều đặn và khá ổn định so với tổng dư nợ, chiếm khoảng 45-60% trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể, 7 tháng cuối năm 2008, dư nợ CVTD chiếm 43,38%; năm 2009 dư nợ CVTD tăng không đáng kể, chỉ chiếm 46,12%, tuy nhiên đến năm 2010, tỷ lệ này đã thay đổi khá nhiều do sự ổn định hơn về nên kinh tế và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, chiếm 55,06% trong tổng dư nợ.

2.2.2. Kết quả kinh doanh hoạt động cho vay tiêu dùng.

Hoạt động cho vay tiêu dùng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong các hoạt động của ngân hàng. Trong ba năm hoạt động, PGD Tôn Đức Thắng đã thu được các kết quả như sau:

Bảng 8: Kết quả kinh doanh hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn 2008-2010

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Giá trị TT(%) Giá trị TT(%)

Thu nhập từ

CVTD 85.969.615 495.105.142 475,91 246.806.292 -50,16 Thu nhập từ

cho vay

143.282.689 761.700.218 431,61 448.738.714 -41,09

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, thu nhập từ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng trong khoảng từ 50%-70% trong tổng thu nhập từ cho vay. Năm 2008, khi mới đi vào hoạt động, thu nhập từ hoạt động này là 85.969.615 đồng, chiếm khoảng 60% trong tổng thu nhập từ cho vay. Đến năm 2009, hoạt động nay đã mạnh mẽ hơn do số vốn huy động được tăng lên đáng kể, đã tăng thu nhập từ cho vay tiêu dùng lên 475,91% so với 7 tháng hoạt động cuối năm 2008, có mức thu nhập là 495.105.142 đồng chiếm khoảng 65% trong tổng thu nhập từ cho vay. Đến năm 2010, PGD có dấu hiệu làm ăn kém hiệu quả hơn, số vốn huy động được ít hơn rất nhiều so với năm 2009, thu nhập

từ cho vay tiêu dùng đã giảm -50,16% so với năm ngoái, chỉ dừng lại ở con số 246.806.292. theo đó, thu nhập từ hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng ít hơn, chỉ khoảng 55%. Vì thế, trong thời gian sắp tới, PGD cần có những chiến lược cụ thể để khắc phục tình trạng khó khăn này bởi vì nguồn thu từ cho vay tiêu dùng rất quan trọng, nó đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP Cho vay tiêu dùng tại phòng giao dịch Tôn Đức Thắng, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

w