0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa 1 Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng thích hợp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2014 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THANH HÓA (Trang 46 -47 )

II. Nợ xấu theo thời hạn chovay 167.100 127.453 179

d <0 Từ chối cấp tín ụng

3.2. Giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa 1 Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng thích hợp

3.2.1 Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng thích hợp

Chính sách tín dụng phải rõ ràng, linh hoạt và phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Chính sách tín dụng của Chi nhánh cần phải xác định cơ cấu tín dụng hợp lý thể hiện ở tỷ trọng tín dụng cho từng thành phần kinh tế, từng ngành nghề, tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cụ thể:

-

Chính sách lãi suất: Trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất của một ngân hàng thương mại cần được xây dựng tùy thuộc vào uy tín của từng khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Trên cơ sở đó, chính sách lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất linh hoạt cần được áp dụng cho khách hàng có lịch sử vay trả sòng phẳng, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có dự án vay vốn khả thi cũng như tài sản đảm bảo thích hợp. Trong chính sách về lãi suất, ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay những món vay có rủi ro cao vơi mức lãi suất cao, vượt trội. Tuy nhiên cần phải giới hạn hình thức này trong một tỷ lệ nhất định để tránh rủi ro quá lớn.

-

Về chính sách khách hàng: Xây dựng chính sách khách hàng lâu dài là điều cần thiết nhất là trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa thị phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro. Để thực hiện tốt chính sách khách hàng, có thể sử dụng một số biện pháp sau:

Biến đổi phương pháp kinh doanh của bản thân ngân hàng trở nên phù hợp với khách hàng chứ không phải tìm cách thay đổi thị trường cho phù hợp với những gì mình muốn đưa ra. Việc thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi các nhân viên phát triển khách hàng phải năng động, nhạy bén khi tìm hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng, từ đó thay đổi sản phẩm dịch vụ của mình cho phù hợp với những gì mình muốn đưa ra.

47

Xây dựng thiện cảm với khách hàng: khách hàng, nhất là khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng, họ dễ chấp nhận những ngân hàng tạo cho họ thiện cảm lớn để an toàn cho khoản tiền gửi hoặc đảm bảo cho lượng vốn vay. Việc tạo thiện cảm có thể bằng nhiều cách, ví dụ như công tác từ thiện - xã hội, tham gia ủng hộ các chương trình do đài truyền hình tổ chức. Đây là kênh thông tin phân phối rộng và mạnh nhất đến người dân và cũng chính là lượng khách hàng tiềm năng lớn cho ngân hàng.

Tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng: ngân hàng nên đưa ra những lựa chọn khác nhau cho khách hàng, họ sẽ cảm thấy rất thoải mái khi được lựa chọn theo đúng ý mình. Lựa chọn ở đây có thể là sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ hoặc đa dạng trong các phương pháp giải quyết khiếu nại cho khách hàng.

-

Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của ngân hàng, qua đó cũng nâng cao năng lực của ngân hàng. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn như: chất lượng nhân viên ngân hàng, thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, phong cách thái độ giao tiếp…Tìm hiểu những mong muốn của khách hàng đối với nhân viên sẽ giúp cho ngân hàng càng hoàn thiện hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của mình.

-

Về chính sách đối với tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là nguồn thu hút cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro sảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo như việc xác định giá trị tài sản đảm bảo của khách quan, có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại. Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời cần thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại trên thị trường và qua trung tâm đấu giá để có cơ sở định giá. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2014 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THANH HÓA (Trang 46 -47 )

×