0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2014 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THANH HÓA (Trang 33 -37 )

II. Nợ xấu theo thời hạn chovay 167.100 127.453 179

2.2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa

2.2.3.1 Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Thanh hóa gồm có bộ phận khối trước (bộ phận tín dụng) và bộ phận khối sau (bộ phận thẩm định, quyết định tín dụng và kiểm soát rủi ro…) đồng thời có cán bộ phụ trách công việc liên

34

quan đến xử lý rủi ro thuộc phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kiểm tra kiểm soát của chi nhánh do giám đốc chi nhánh trược tiếp quản lý.

Do Agribank thực hiện quản trị rủi ro phân tán nên việc thực hiện nhiệm vụ về quản trị rủi ro tại chi nhánh còn đan xen giữa các phòng, dưới sự giám sát của phòng kiểm tra kiểm soát. Một số phòng chủ yếu tham gia vào quy trình quản trị rủi ro gồm:

-

Phòng tín dụng:

Thực hiện toàn bộ nghiệp vụ cho vay từ tiếp xúc khách hàng, thiết lập hồ sơ, thẩm định cho vay, quản lý vốn vay và xử lý thu hồi nợ.

Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng, quản lý việc phân loại nợ; kiểm soát phê duyệt các khoản nợ xử lý bằng nguồn dự phòng.

Thực hiện công tác thu hồi nợ sau xử lý rủi ro.

-

Phòng Thẩm định:

Thực hiện thẩm định phê duyệt cấp tín dụng đối với các khoản vượt quyền phán quyết của các chi nhánh loại III.

Phối hợp với phòng tín dụng chỉ đạo thực hiện công tác thẩm định cho vay và quản lý vốn vay.

-

Phòng Kế hoạch tổng hợp:

Phối hợp với phòng tín dụng quản lý kế hoạch dư nợ theo các loại hình tín dụng, theo đối tượng, ngành nghề...; quản lý kế hoạch thu hồi nợ sau xử lý rủi ro

Phối hợp với phòng Tín dụng thực hiện nhiệm vụ tổng hợp trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trên cơ sở phân loại nợ.

Phòng Kế toán ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ hạch toán cho vay, hạch toán phân loại nợ, thu nợ, thu lãi, hạch toán trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

-

Phòng kiểm tra, kiểm soát:

Kiểm tra việc thực hiện các quy trình nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, biện pháp đảm bảo và quản lý tài sản bảo đảm, chính sách dự phòng rủi ro; kiểm tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và các quy định nội bộ khác trong toàn bộ chi nhánh.

Tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các phòng giao dịch và chi nhánh loại III trong địa bàn.

35

Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành điều tra, thu thâp, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn sau:

-

Hồ sơ do khách hàng cung cấp

-

Phỏng vấn trực tiếp khách hàng

-

Đi thăm thực địa doanh nghiệp

-

Báo cáo nghiê cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp

-

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN Việt Nam

-

Các nguồn khác như các công ty chứng khoán, wedside…

Thông qua quá trình thu thập thông tin, ngân hàng sẽ có đầy đủ cơ sở và thông tin để kiểm tra hồ sơ vay,phân tích tình hình tài chính, uy tín của khách hàng, phân tích phương án sản xuất kinh doanh một cách chính xác từ đó có thể ra quyết định tín dụng một các chính xác nhất. Điều đó sẽ giảm thiểu rủi ro đáng kể trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

2.2.3.3. Thực hiện chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng.

Hiện nay, quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng của Agribank được thực hiện căn cứ vào tính chất khác nhau giữa các nhóm khách hàng vay vốn. Chi nhánh đã áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo văn bản số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của tổng giám đốc Agribank. Hệ thống xếp hạng được phân chia thành hai nhóm: doanh nghiệp và cá nhân ( bao gồm cá nhân và hộ gia đình).

Đối với khách hàng doanh nghiệp, việc chấm điểm dựa trên 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản đó là: chỉ tiêu lợi nhuận; chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ;hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; chỉ tiêu nợ xấu tại ngân hàng; chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp trong đó có 4 chỉ tiêu định lượng phản ánh tình hình tài chính và mức đọ uy tín trong mối quan hệ đối với ngân hàng của khách hàng vay vốn.

Sau quá trình chấm điểm khách hàng theo như quy định của toàn hệ thống, Chi nhánh sẽ ứng dụng nó trong việc ra quyết định tín dụng và giám sát sau khi cho vay như hướng dẫn trong bảng sau:

Bảng 2.10: cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay với các nhóm khách hàng doanh nghiệp

36

vay

AAA 92,4-100 Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp đảm bảo tiền vay (có thế cho vay tín chấp).

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhập thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng

AA 84,8-92,3 Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp).

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhập thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

A 77,2-84,7 Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. không yêu cầu cao về biện pháp đảm bảo tiền vay ( có thể cho vay tín chấp)

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhập thông tin.

BBB 69,6-77,1 Có thể mở rộng tín dụng; không hoặ hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.

Kiểm tra khách hàng định lỳ để cập nhật thông tin.

BB 62-69,5 Hạn chế mở rộng tín dụng; chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp đảm bảo tiền vay hiệu quả. Việc cho vay mới hay các khoản cho vay dài hạn chỉ thực hiện với các đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả, khả năng trả nợ của phương án vay vốn.

Chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm.

B 54,4-61,9 Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay. Các khoản vay mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách

Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động.

37

hàng và các phưng án bảo đảm tiền vay.

CCC 46,8-54,3 Hán chế tối đa mở rộng tín dụng; các biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.

Tăng cường kiểm tra khách hàng. Tìm cách bổ sung TSBĐ.

CC 39,2-46,7 Không mở rộng tín dụng; tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.

Tăng cường kiểm tra khách hàng.

C 31,6-39,1 Không mở rộng tín dụng; tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.

Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế D <31,6 Không mở rộng tín dụng; tìm mọi

biện pháp để thu hồi nợ kế cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.

Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế.

Nguồn: sổ tay tín dụng Agribank, 2004

Còn đối với khách hàng cá nhân, Agribank Thanh Hóa cũng phân thành 10 hạng. Sau khi tiến hành quá trình chấm điểm tín dụng, kết quả chấm điểm sẽ được áp dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng như hướng dẫn trong bảng:

Bảng 2.11: Cấp tín dụng với các hạng khách hàng. Loại Điểm Cấp tín dụng

Aaa >=401 Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng.

Aa 351-400 Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2014 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THANH HÓA (Trang 33 -37 )

×