3.1. Cơ sở số liệu
3.1.3. Nguồn số liệu địa chấn và các nguồn khác
Nguồn số liệu địa chấn là nguồn số liệu có độ chính xác cao, vì vậy nó đã được sử dụng làm nguồn tài liệu đối sánh, tham khảo. Nguồn số liệu này được thu thập, số hóa từ nhiều đề tài, sách chuyên khảo và trên các bài báo khác nhau: Đề tài KC09-20/06-10 [22], KC09.25/06-10[37], KC09.18/06-10 [35], sách chuyên khảo: Mai Thanh Tân 2003 [33], Nguyễn Hiệp 2005[15], Phan Trọng Trịnh 2012 [56], các mặt cắt địa chấn được sử dụng trong dự án ranh giới ngoài thềm lục địa CSL thực hiện năm 2009,…Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng tham khảo một số tài liệu khoan có trên các bể trầm tích thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Hình 3.5. Số liệu địa chấn thu thập từ nhiều đề tài
Một trong những nguồn số liệu được sử dụng để bóc lớp dị thường đó là
nguồn số liệu bề dày trầm tích. Nguồn số liệu này có hai nguồn chính: Nguồn được
xác định từ các đề tài, đây là nguồn có độ chính xác cao ở dạng tuyến bởi nó được
xác định bằng các mặt cắt địa chấn. Mặc dù, ở dạng bản đồ, nguồn này được liên
kết, xây dựng ở tỷ lệ thấp (1:1.000.000 [34] (hình 1.2)), tuy vậy, nghiên cứu sinh
Nguồn vệ tinh, cũng được xây dựng ở tỷ lệ 1:1.000.000, nguồn này có phương pháp
liên kết, hiệu chỉnh số liệu hiện đại hơn và đồng bộ hơn (hình 3.6). Ngồi ra, nghiên
cứu sinh đã sử dụng nguồn số liệu độ sâu bề mặt Moho (bề dày vỏ Trái Đất) thu
thập từ đề tài “ATLAS Các điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Việt Nam và
kế cận” [34] (hình 3.7) trong q trình tính tốn xác định sự phân bố mật độ của đá
Hình 3.7. Độ sâu bề mặt Moho (km)[34]
Nhìn chung, do các nguồn tài liệu theo diện này có tỷ lệ khác nhau, vì vậy nghiên cứu sinh đã sử dụng phần mềm Surfer v10, của Golden Software, LLC để thực hiện grid đưa toàn bộ nguồn số liệu về cùng một tỷ lệ 1:500.000 theo phương pháp Minimum Curvature