Hệ thống đứt gãy trong móng trước Kainozoi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu áp dụng hệ phương pháp phân tích, xử lý hiện đại xác định cấu trúc móng trước kainozoi trên một số bể trầm tích thuộc thềm lục địa việt nam theo tài liệu trọng lực (Trang 89 - 92)

3.2. Xác định cấu trúc bên trong móng trước Kainozoi bể trầm tích Sơng Hồng

3.2.3. Hệ thống đứt gãy trong móng trước Kainozoi

Để xác định vị trí và ước tính độ sâu đến biên của nguồn (hệ thống các đứt gãy) nằm trong móng trước Kainozoi nghiên cứu sinh đã chọn mức nâng trường 20km để tính tốn. Trường trọng lực thu được tại mức nâng này vừa tránh được tín hiệu nhiễu do các bước sóng ngắn gây ra vừa phản ánh được phần nào hình thái cấu trúc móng. Tại mức nâng này hàm ED được xác định cùng với giá trị cực đại của chúng. Vị trí các nguồn được xác định theo các điểm cực đại hàm ED (công thức 2.23). Hệ thống đứt gãy được xác định là đường nối các điểm cực đại có dạng dải cùng với vectơ gradient kéo dài chạy dọc theo các cực đại, còn các khối thường được biểu thị bằng các dải vectơ khép kín hoặc gần như khép kín quay vào phần trung tâm của khối đối với dị thường dương (nếp lồi) hoặc quay ra ngoài vùng tâm khối với dị thường âm (nếp lõm). Độ sâu đến nguồn được xác định bằng phương pháp giải chập Euler kết hợp với phương pháp trượt cửa sổ, với tâm cửa sổ là các cực đại hàm ED. Các tham số về kích thước cửa sổ và chỉ số cấu trúc được lựa chọn như phần mơ hình cụ thể: kích thước cửa sổ ở đây được chọn là 14 điểm số liệu, và chỉ số cấu trúc gán được lựa chọn là Δn=0.05. Trong đó, vị trí chấm màu đen biểu diễn vị trí biên của nguồn được xác định bởi các giá trị cực đại của hàm HGA, cịn các chấm màu khác thể hiện vị trí biên của nguồn và các màu khác nhau biểu diễn độ sâu tồn tại của nguồn được xác định bởi các giá trị cực đại hàm ED. Quan sát và đối sanh với nhiều kết quả nghiên cứu khác cho thấy vị trí các đứt gãy, các khối cấu trúc trên khu vực đã được chỉ ra khá đầy đủ như: đứt gãy Kỳ Anh, đứt gãy Nào Rậy, thềm Đà Nẵng, đới nâng Tri Tôn,… Kết quả ban đầu về độ sâu (hình 3.17) cho thấy chúng được phân bố chủ yếu ở độ sâu từ 5 - 15 km, một số điểm nguồn có độ sâu trên 20km, quan sát có thể thấy rằng các nguồn có độ sâu lớn này phân bố rải rác và không tập trung, các vector tại đó có dạng dải khơng có dạng khép kín, điều này cho thấy các điểm nguồn sâu này chủ yếu là các đứt gãy không phải là dạng nguồn khối.

Kết quả phân tích đối sánh dọc theo tuyến địa chấn (hình 3.18) cho thấy vị trí biên các nguồn đã được chỉ ra khá chính xác và tương đối đầy đủ như vị trí số 1,2, 3, 4 là biên của các đới nâng Tri Tôn, thềm Đà Nẵng, địa hào Quảng Ngãi, đây là các cấu trúc lớn trên khu vực bể. Kết quả cũng dự báo được độ sâu tồn tại và phát triển của thềm Đà Nẵng có thể đến độ sâu 4-6 Km, cịn đới nâng Tri Tơn độ sâu ghi nhận được có thể đạt tới 10km. Ở đây, nghiên cứu sinh muốn nhấn mạnh thêm rằng, độ sâu ở đây là độ sâu tồn tại, nghĩa là tại độ sâu đó các nguồn này vẫn xuất hiện.

Hình 3.18.a).Kết quả trên khu vực tuyến địa chấn GPGT93_204 b). mặt cắt địa chấn 2D đã minh giải [4]

Nhận xét

Trên cơ sở các kết quả thu được khi xác định hệ thống đứt gãy trong móng trước Kainozoi bể trầm tích Sơng Hồng có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Khi các đối tượng nghiên cứu là các đứt gãy trong móng trước Kainozoi, sự kết hợp giữa phép biến đổi trường với giải chập Euler số liệu đạo hàm tín hiệu giải tích theo hướng như một phép chuyển đổi từ biên độ tín hiệu giải tích theo hướng cực đại sang giá trị độ sâu, sự kết hợp này cho ta một bức tranh cắt lớp địa chất chi tiết hơn từ nông đến sâu trên khu vực nghiên cứu

- Biên của nguồn được xác định bởi hàm ED có độ phân giải tốt hơn so với hàm HGA truyền thống như: vị trí của một số điểm biên nguồn có sự thay đổi, đã bổ sung thêm được nhiều điểm biên mới. Kết quả áp dụng trên bể trầm tích Sơng

nữa, kết quả ban đầu về độ sâu đã ghi nhận các đứt gãy chính có độ sâu tồn tại trên 8km, thậm chí trên 15km, đây là các đứt gãy trong móng trước Kainozoi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu áp dụng hệ phương pháp phân tích, xử lý hiện đại xác định cấu trúc móng trước kainozoi trên một số bể trầm tích thuộc thềm lục địa việt nam theo tài liệu trọng lực (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)