Tổng quan về công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty cổ phần hợp nhất quốc tế (Trang 33)

1.2.3 .Đặc điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc tế

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc tế

Thông tin chung

- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP NHẤT QUỐC TẾ

- Tên quốc tế: HOP NHAT INTERNATIONAL JOINT STOCK COMPANY - Tên gọi khác: HNC

- Ngày thành lập: 17/08/2007

- Người đại diện pháp luật: Bùi Đức Ngoãn

- Trụ sở chính: Tầng 2, Tóa nhà CT4, Vimeco 2, phố Nguyễn Chánh, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

- Chi nhánh:

+ Tầng 8, tòa nhà Athena, số 146-148, đường Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.

+ 61 Ngô Mây, Lô D1,57, KDC đô thị mới Nam cầu Cẩm Lệ, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành Phố Đà Nẵng

- Website: hopnhat.com - Email: info@hopnhat.com - Hotline: 1900 55 88 66 - Điện thoại:+84 24 3556 2896

24

- Ngành nghề chính: Logistics và thương mại điện tử

Hình 2.1: Logo Cơng ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế

Nguồn: Tổ nhân sự - Ngành TCHC

Lĩnh vực hoạt động:

- Chuyển phát nhanh quốc tế. - Chuyển phát nhanh nội địa. - Vận tải hàng không (AirCargo). - Vận tải đường biển (Forwarding). - Vận chuyển hàng thương mại điện tử. - Thương mại điện tử.

- Dịch vụ cho thuê kho. - Quá cảnh hàng hóa.

- Vận chuyển hàng hóa đến kho Amazon.

 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Hợp Nhất Quốc tế được thành lập từ năm 2007, là đơn vị tiên phong về cung cấp các dịch vụ vận chuyển trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Trải qua nhiều năm nỗ lực gây dựng thương hiệu, cùng với nền tảng cơ sở pháp lý đầy đủ, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, công ty chúng tôi không ngừng cố gắng đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất với giá cả cạnh tranh đến quý khách hàng.

Với tầm nhìn “Trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về mạng lưới cung cấp dịch vụ logistics trên toàn thế giới”, HNC đã và đang phát triển quy mô, mở thêm nhiều công ty và đại lý nước ngoài, phát triển sàn giao dịch TMĐT, hợp tác với Amazon trong việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam và tiêu thụ hàng hóa trên trang TMĐT lớn nhất toàn cầu, triển khai bán hàng Việt Nam trên Amazon (tập trung vào

25

mặt hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên và thân thiện môi trường).

Đến nay, mạng lưới nội địa của HNC đã bao phủ khắp 63 tỉnh thành, với trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Khơng chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước, HNC đã phát triển mạnh và vươn ra toàn thế giới, với 5 công ty con tại Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc và các văn phòng đại diện tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Mạng lưới chuyển phát nhanh của HNC được kết nối trực tiếp với mạng lưới của OCS – Nhật bản, SF Express, China Post – Trung Quốc và Aramex – Trung Đông,… là đại lý cấp 1 cho DHL, UPS, TNT.... Bên cạnh đó, HNC tự hào cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng thương mại điện tử từ 113 nước trên tồn thế giới về Việt Nam.

Cơng ty không ngừng cố gắng, cải thiện từng ngày để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng. Với gần 600 nhân viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm, nhiệt huyết, chuyên nghiệp tại Việt Nam và các Hub ở nước ngồi, chúng tơi luôn luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và mang đến cho khách hàng những giải pháp tốt nhất.

- Mạng lưới trong nước:

+ Mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước trong đó HNC trực tiếp phát hàng tại 16 tỉnh thành.

+ Trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. + Văn phòng giao dịch ở Hải Phịng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai...

- Mạng lưới quốc tế

+ Công ty con tại nước ngoài: Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc, Đức, Anh và chi nhánh tại nước ngoài: Tây Ban Nha.

+ Có 113 tuyến kết nối quốc tế trong đó có 18 tuyến kết nối trực tiếp cho hàng thương mại điện tử: Trung quốc (Quảng Châu, Bằng Tường), Mỹ (California, Texas, Oregon), Đức (Berlin, Frankfurt), Úc (Sydney, Melbourne), Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Séc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

26

Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Tổ trợ lý HNC Việt Nam Ban tổng giám đốc Hội đồng quản trị Ngành KD Forwarding Ngành KTTC Ngành Vận hành Ngành CNTT Ngành KD AirCargo Ngành KD CPN nội địa Ngành KD CPN quốc tế Ngành KD TMĐT Ngành TCHC

27

Nguồn: Tổ nhân sự - Ngành Tổ chức hành chính

Chức năng và nhiệm vụ của mỗi ngành, phòng ban:

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có quyền biểu quyết trong công ty, là bộ phận cao nhất có quyền quyết định của cơng ty cổ phần. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ:

- Thông qua định hướng phát triển của cơng ty, báo cáo tài chính hàng năm. - Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban Tổng giám đốc. - Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.

Ban tổng giám đốc: Gồm có tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc phụ trách các bộ phận.

Tổng giám đốc: là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động, là người được ủy quyền quản lý, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật.

Các Phó tổng giám đốc: là những người trợ lý đắc lực của Tổng giám đốc, điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các mảng hoạt động được giao trước Giám đốc.

Ngành MarTech

Ngành KD Ecomship

28

Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh thực hiện các chiến lược giới thiệu, xúc tiến dịch vụ, mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Đồng thời lên kế hoạch tổ chức các hoạt động kinh doanh, tính tốn và lập hợp đồng với khách hàng, ngồi ra cịn đề xuất chiến lược Marketing cùng với các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Phòng dịch vụ khách hàng: Có nhiệm vụ theo dõi và thông báo thông tin, tình trạng, địa điểm của hàng hóa, giúp khách hàng giải đáp mọi vướng mắc phát sinh trong q trình giao nhận. Bên cạnh đó là phối hợp với các bộ phận khác để giúp hàng hóa được chuyển đi nhanh chóng và thuận lợi.

Phòng vận hành:

Chuẩn bị, quản lý, lưu trữ các bộ chứng từ và các giấy tờ cần thiết cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thực hiện các nhiệm vụ giao nhận hàng hóa từ khách hàng đến kho của khách hàng đến sân bay hoặc ra các cảng, có trách nhiệm đóng gói, đảm bảo an tồn cho hàng hóa.

Làm các thủ tục hải quan, giải quyết các vướng mắc của lơ hàng để hàng hóa được thông quan.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế sau 15 năm hình thành và phát triển đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực hết mình của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên, công ty đã đạt được những thành cơng nhất định và có chỗ đứng và uy tín vững chắc trên thị trường Logistics tại Việt Nam. Để thấy được những sự thay đổi về tình hình hoạt động của cơng ty trong những năm gần đây, bảng báo cáo dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát:

Bảng 2.1: Kết quả doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế giai đoạn 2018-2021 (tỷ VND)

Chỉ tiêu

năm 2018 2019 2020 2021

29 Tổng doanh thu

trong nước 581 826 954 1075

Tổng doanh thu nước

ngoài 139 202 291 256

Tổng lợi nhuận 42 51 59 88

Nguồn: Tổ TCKT miền Bắc – Ngành TCKT Bảng kết quả trên cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, cả doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng dần từ năm 2018 – 2021. Tổng doanh thu của công ty tăng 6% từ năm 2020 đến 2021 và tăng 29.5% từ năm 2019 đến 2021. Trong khi đó, doanh thu từ dịch vụ giao nhận trong nước thường đạt từ 75-80% tổng doanh thu, doanh thu nước ngoài đạt hơn 20%. Tuy gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ các bên khác nhưng cả doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng trưởng đều, duy chỉ có năm 2020 và 2021 bị tác động bởi dịch bệnh Covid – 19 nên tăng trường bị chậm lại. Bên cạnh lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh, cơng ty cịn thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư BDS, tài chính khác.

2.2 Thực trang dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng tại Cơng ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc tế

2.2.1. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng tại Cơng ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc tế hàng không tại Công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc tế

Hiện công ty đang cung cấp rất nhiều dịch vụ và tất cả đều sinh lời và đạt doanh thu cao, đặc biệt trong số đó là giao nhận bằng đường hàng không, giúp công ty mở rộng quy mô và khẳng định được vị thế của công ty trên thị trường. Sau đây là bảng doanh thu của từng phương thức giao nhận mà công ty cung cấp.

Bảng 2.2: Doanh thu từ các loại hình giao nhận cơng ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế giai đoạn 2018-2021 (tỷ VND) Loại hình vận tải 2018 2019 2020 2021 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%)

30 Đường biển 198 33.06 231 31.01 265 30.67 286 29.89 Đường hàng không 318.2 53.12 438.4 58.85 468.9 54.27 502.7 52.53 Đường bộ 81 13.52 73 9.80 127 14.70 165 17.24 Đường sắt 1.8 0.30 2.6 0.34 3.1 0.36 3.3 0.34 Tổng 599 100 745 100 864 100 957 100 Nguồn: Tổ TCKT miền Bắc – Ngành TCKT Trong tất cả các loại hình vận tải mà cơng ty cung cấp thì đường hàng khơng đem lại doanh thu lớn nhất với doanh thu cao hơn nhiều so với các phương thức khác, thường chiếm trên 50% tổng doanh thu và hơn 30% sản lượng hàng hóa giao nhận của tồn cơng ty. Đây được coi là dịch vụ chủ lực của công ty với các khách hàng lớn và các đơn chuyển phát nhanh. Do sự thiếu hụt vỏ container và việc đóng biên các cửa khẩu với Trung Quốc nên dòng hàng đã chuyển hướng sang việc đi bằng máy bay. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2021, tính riêng doanh thu giao nhận ngành hàng không đã tăng 60% tương đương 184,5 tỷ VND. Tiếp theo đó là vận tải đường biển với 88 tỷ VND doanh thu tăng thêm tương đương 44%. Cuối cùng là đường bộ và đường sắt với doanh thu tăng lần lượt 84 tỷ và 1,5 tỷ VND. Qua đây có thể thấy trong thời điểm dịch bệnh Covid – 19 hoành hành khơng chỉ ở nước ta mà trên tồn thế giới, Công ty đã nắm bắt được thời cơ và xuất sắc tăng trưởng vượt qua kỳ vọng.

2.2.2. Thị trường và cơ cấu hàng hóa giao nhận

Bảng 2.3: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế giai đoạn 2018-2021 (tỷ VND)

Loại hình vận tải 2018 2019 2020 2021 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Hàng xuất 220.8 69.39 254.1 57.96 247.2 52.72 288.5 57.39

31

Hàng nhập 97.4 30.61 184.3 42.04 221.7 47.28 214.2 42.61

Tổng 318.2 100 438.4 100 468.9 100 502.7 100

Nguồn: Phòng kinh doanh AirCargo Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu của hàng xuất cao hơn so với hàng nhập nhưng về tốc độ tăng trưởng thì hàng nhập lại đạt tăng trưởng cao hơn. Tính từ năm 2018 đến năm 2021, doanh thu hàng xuất tăng từ 220,8 lên 288,5 tỷ VND, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm từ gần 70% xuống 57%. Trong khi đó doanh thu hàng nhập đã chứng kiến mức tăng rất mạnh, tăng gấp hơn 2 lần từ 97,4 lên 214,2 tỷ VND, tỷ trọng tăng từ 30,61% lên 42,61%. Để đạt được những thành tựu như vậy, Công ty đã phải rất nỗ lực để cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như chi phí cạnh tranh.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường và cơ cấu hàng hóa giao nhận bằng đường hàng khơng của công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế (%)

Nguồn: Phịng kinh doanh AirCargo Tính đến năm 2021, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của cơng ty, chiếm 21,8% tổng khối lượng hàng hóa. Vị trí thứ

32

hai thuộc về EU với 18,2% với khối lượng, các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Hoa Kỳ với 16,5%, Trung Quốc 15,5%, Đài Loan 13,8%,… Các thị trường giao nhận lớn của Cơng ty cũng chính là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thực hiện giao nhận bằng đường hàng không giai đoạn 2018-2021 (%)

Hàng hóa 2018 2019 2020 2021

Máy móc thiết bị 27.3% 27.2% 25.4% 23.5% Linh kiện điện tử 37% 38.1% 40.3% 40.8% Dệt may, giày dép 6.8% 6.9% 7.2% 6.5% Thiết bị y tế 13.4% 13.5% 15.5% 18.6% Hàng hóa khác 15.5% 14.3% 11.6% 10.6%

Nguồn: Phòng kinh doanh AirCargo Trong những năm trở lại đây, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng sau: tỷ trọng của các mặt hàng linh kiện điện tử và thiết bị y tế tăng, cụ thể linh kiện điện tử tăng 3.8%, thiết bị y tế tăng 4.8% từ năm 2018-2021. Trong khi đó mặt hàng máy móc thiết bị cũng chiếm tỷ lệ cao nhưng lại bị giảm 3,8% từ 2018 đến 2021. Tương tự như vậy, trong giai đoạn này, hàng dệt may, giày dép và các loại hàng hóa khác cũng giảm lần lượt 0,3% và 4,9%.

Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thực hiện giao nhận bằng đường hàng không giai đoạn 2018-2021 (%)

Hàng hóa 2018 2019 2020 2021

Máy móc thiết bị 38.8% 39.9% 35.3% 34.8% Linh kiện điện tử 24.5% 25.1% 27.4% 28.9% Linh kiện phụ tùng 12.5% 10.4% 11.8% 10.5%

Thực phẩm 7.4% 7.3% 7% 6.2%

Hàng hóa khác 16.8% 17.3% 18.5% 19.6%

33

Đối với mặt hàng nhập khẩu của cơng ty, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất với 34,8% vào năm 2021, tuy nhiên con số này đã giảm 4% so với năm 2018. Linh kiện điện tử xếp ở vị trí thứ 2 và cơ cấu mặt hàng này đã tăng 4,4% sau 4 năm kể từ 2018. 2 nhóm hàng tiếp theo là linh kiện phụ tùng và thực phẩm chứng kiếm sự giảm sút về tỷ trọng khi giảm lần lượt 2% và 1,2% giai đoan 2018-2021, đạt 10,5% và 6,2%. Cuối cùng là nhóm hàng hóa khác đạt mức tăng 2,8% và đạt 19,6% năm 2021.

2.2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng của Cơng ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc tế phần Hợp Nhất Quốc tế

 Quy trình giao nhận đối với hàng xuất khẩu.

Sơ đồ 2.2: Quy trình xuất hàng hóa bằng đường hàng khơng tại Công ty Cổ phần Hợp Nhất Quốc Tế

Chào giá cho khách hàng

Booking với hãng hàng không

In chứng từ Nhận hàng Chuẩn bị chứng từ

Đóng file Theo dõi lơ hàng

Liên hệ với đại lý nước ngoài, khách

hàng Đàm phán hợp đồng vận chuyển

34

Nguồn: Phòng kinh doanh AirCargo Bước 1: Đàm phán hợp đồng vận chuyển với đối tác.

Tổ kinh doanh có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, nhận booking từ các khách hàng hoặc đối tác của cơng ty để có các thơng tin về vận chuyển: tên hàng, số lượng, trọng lượng, kích thước, điểm đến, các yêu cầu kèm theo,…

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty cổ phần hợp nhất quốc tế (Trang 33)