Các quan niệm và khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 39)

3.1 .Phạm vi lãnh thổ

8. Cấu trúc của luận án

1.2. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ

1.2.1. Các quan niệm và khái niệm

1.2.1.1. Cảnh quan

Thuật ngữ ―Cảnh quan” lần đầu tiên được sử dụng như là một khái niệm khoa học vào cuối TK XIX, bắt nguồn từ tiếng Đức (Die Landschaft) nghĩa là ―quang cảnh‖. Sau đó được L.S. Berg hồn thiện và đưa ra vào năm 1913:“Cảnh quan địa lý

khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hịa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất”[127].

Sau L.S. Berg, rất nhiều nhà CQ trên thế giới đã đưa ra khái niệm, quan niệm khác về CQ như: khái niệm của X.V.Kalexnik (1959, 1971), N.A.Xolsev (1962), A.G.Ixatsenko (1965), N.A.Gvozdexky, A.I. Perelman (1964), D.L.Armand (1975, 1988), Meinig (1979), A.Jones (1991) [5, 51 - 53]. Gần đây, cịn có các quan niệm về CQ của Grodzynsky (2005), Wu (2006), Naveh (2007), Bloemer (2010), Angelstam và nnk (2013),... Các nghiên cứu này cho thấy, CQ là một khái niệm đa dạng, là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực với nhiều hướng khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (Angelstam - 2013) [119]. Đối với các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, CQ được xem như một hệ thống ―sinh thái - xã hội‖ phức tạp. Riêng KHCQ Nga, khái niệm CQ vẫn được xây dựng trên quan điểm địa lí và được hiểu theo 3 khía cạnh: CQ

là tất cả các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên ở bất kỳ các cấp khác nhau (địa tổng

thể),CQ là đơn vị cá thể (vùng, miền,...), và CQ là đơn vị mang tính kiểu loại. Trong đó, quan niệm CQ là đơn vị cá thểnghĩa là thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiênchứa đựng trong nó các đặc tính phản ánh tính chất chung và tính chất riêng biệt của tổ hợp các thành phần cấu tạo nên chúng. Nhờ đó, có thể phát hiện các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, bằng con đường phân loại CQ theo các hệ thống phân loại. Đây cũng là quan điểm được tiếp cận của luận án.

1.2.1.2. Sinh thái cảnh quan

Theo quan niệm của nhà Địa lý Sinh vật Carl Troll (1939): ―Sinh thái cảnh quan

là khoa học nghiên cứu quan hệ hệ thống phức tạp giữa các quần xã sinh vật với điều kiện môi trường, được thể hiện trong một cấu trúc cảnh quan đặc thù hoặc là một hệ thống phân loại khơng gian tự nhiên có thứ bậc" [152].

Như vậy, sinh thái cảnh quan là khoa học được hình thành từ sự kết hợp giữa cách tiếp cận cấu trúc của các nhà Địa lý với cách tiếp cận chức năng của nhà Sinh thái học, trong đó thực vật là nhân tố chỉ thị của CQ. Mục tiêu của nghiên cứu sinh thái cảnh quan là những vấn đề về sinh thái mơi trường, TNTN và về SDHL, tối ưu hóa CQ.Sinh thái cảnh quan còn được cho là phản ánh xu thế ―sinh thái hóa‖ của các địa tổng thể.

1.2.1.3. Sử dụng hợp lý lãnh thổ

Mọi hoạt động sản xuất đều diễn ra trên một không gian lãnh thổ nhất định - nơi chứa đựng và cung cấp các loại tài nguyên cần thiết, đáp ứng nhu cầu sống, nhu cầu

sản xuất cho con người. Vì vậy, muốn SDHL các loại tài nguyên không thể không xem xét đến việc bố trí hợp lý các hoạt động sản xuất đó trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Như vậy, SDHL lãnh thổ được hiểu là trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và tìm ra các mối liên hệ không gian giữa các vùng lãnh thổ, từ đó đề xuất định hướng, quy hoạch và bố trí khơng gian các hoạt động KT- XH một cách hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên của lãnh thổ kết hợp với BVMT.

SDHL phải đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong một lãnh thổ nhất định. Do vậy, SDHL lãnh thổ được xem là con đường tiến tới PTBV tức là ―sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của hiện

tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của tương lai”. SDHL lãnh thổ dựa trên quan điểm PTBV phải đảm bảo một cách thống nhất và

đồng thời trên cả 5 lĩnh vực: xã hội, kinh tế, sinh thái, khơng gian, văn hố [ 38].

1.2.1.4. Lưu vực sông

Theo Luật Tài nguyên nướcViệt Nam (2012): "Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sơng và thốt ra một cửa chung hoặc thoát ra biển”[73].

Hiểu đầy đủ, LVS là một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước (đường phân thủy)trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao chuyển động theo hướng dốc của địa hình xuống chân dốc là các suối nhỏ rồi tập trung đến các nhánh sông lớn hơn chảy về biển, tạo thành mạng lưới sơng.Trên LVS, ngồi các diện tích đất trên cạn cịn có các phần chứa nước trong lịng sơng, hồ và các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt LVScả trên cạn và dưới nước là mơi trường cho các lồi sinh sống [82].

Về hình thái, một LVSthường được chia thành các vùng thượng, trung và hạ lưu [82]:

- Vùng thượng lưu:Là các vùng cao với địa hình dốc, chia cắt phức tạp. Đây là

nơi khởi nguồn của các dịng sơng, bề mặt thường được bao phủ bằng những diện tích rừng, có vai trị điều hòa dòng chảy, làm giảm dòng chảy lũ và tăng lượng dòng chảy mùa cạn cho LVS, nhất là cho vùng hạ lưu.

- Vùng trung lưu: Là vùng đồi núi hoặc cao ngun có địa hình thấp, thoải hơn và

là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ lưu.Tại đây, các con sơng thường có độ dốc nhỏ hơn, lịng sơng bắt đầu mở rộng và bắt đầu có bãi, đáy sơng có nhiều cát mịn.

- Vùng hạ lưu: Là vùng thấp nhất của LVS, phần lớn là đất bồi tụ lâu năm có thể

tạo nên các đồng bằng. Nhìn chung,khi các sơng chảy đến hạ lưu, mặt cắt sông mở rộng, phân thành nhiều nhánh đổ ra biển. Ở hạ lưu, sơng thườngcó độ dốc nhỏ, dịng bùn cát chủ yếu ở đáy sông gồm cát mịn và bùn. Do mặt cắt sơng mở rộng nên tốc độ dịng nước giảm, khiến cho q trình bồi lắng là chủ yếu, cịn xói lở chỉ xảy ra trong mùa mưa lũ tại một số điểm nhất định. Ra sát biển, sông thường dễ bị phân nhánh, lịng sơng biến dạng uốn khúc và thường có sự biến đổi về hình thái dưới tác động của q trình bồi, xói liên tục.

Như vậy, LVS là một hệ thống động lực gồm nhiều thành phần khác nhau, như

đất, nước, sinh vật,... Chúng song song tồn tại, phát triển trong mối quan hệ biện chứng lẫn nhau và tương tác với hoạt động của hồn lưu khí quyển, chu trình thuỷ văn, trong đó nước đóng vai trị động lực chủ đạo.

1.2.1.5. Vùng đầu nguồn và phân cấp phòng hộ đầu nguồn

- Vùng đầu nguồn (upper watershed): Là một đơn vị thuỷ văn được sử dụng như

một ―đơn vị tự nhiên - sinh vật”, bao gồm các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, và các yếu tố sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật và con người) [61, 82]. Đây được xem là một hệ sinh thái hoàn chỉnh với sự tham gia của nhiều hệ sinh thái nhỏ khác.

- Phân cấp PHĐN: Cấp đầu nguồn là tập hợp cácđơn vị CQ có những đặc trưng

nhất định về địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và KT- XH. Mỗi cấp đầu nguồn thích hợp cho một hoặc một số kiểu sử dụng đất đặc trưng. Do vậy, ―Phân cấp PHĐN chính là việc phân chia CQ (hoặc diện tích đầu nguồn) thành các cấp khác nhau về nguy cơ xói mịn đất theo đặc điểm địa hình, dựa vào các đặc trưng địa lý và môi trường của chúng‖ [82]. Phân cấp PHĐN tập trung nghiên cứu quá trình thay đổi nguồn nước và suy thối đất, cho phép xác định vị trí những vùng rủi ro có liên quan đến sự thay đổi dịng chảy và tình hình sử dụng đất. Đồng thời, đưa ra các biện pháp ngăn chặn chúng thông qua việc SDHL tài nguyên trong LVS.

1.2.1.6. Loại hình sử dụng đất

Loại hình sử dụng đất (LHSDĐ) là bức tranh mô tả sử dụng đất đai của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện KT- XH và kỹ thuật xác định. Mỗi LHSDĐ đều có những yêu cầu sử dụng đất đai khác nhau. Đó là những địi hỏi về đặc điểm và tính chất của đất đai, đảm bảo cho mỗi LHSDĐ dự kiến phát triển một cách bền vững. Yêu cầu sử dụng đất đai được thể hiện trực tiếp qua các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp trong xác định đơn vị sử dụng đất đai [130,132].

1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Lại Giang

1.2.2.1. Nghiên cứu cảnh quan

NCCQ là một hướng lựa chọntối ưu, là cơ sở khoa học quan trọng trong tổ chức lãnh thổ, SDHL tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Bởi mỗi CQ là một đơn vị hoàn chỉnh của bề mặt Trái đất, với đặc trưng đồng nhất về tính chất lãnh thổ theo nguồn gốc phát sinh, cấu trúc và mối liên hệ giữa các thành phần thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng. CQ còn là nơi ―chứa đựng‖ các loại TNTN (như đất, nước, sinh vật,…), là sự tổng hợp các điều kiện sinh thái, tạo nên tiềm năng cho phát triển lãnh thổ. Do vậy, việc xác định được tiềm năng tự nhiên của một đơn vị CQ có vai trị vơ cùng quan trọng, giúp cho việc sử dụng lãnh thổ phù hợp với trạng thái, chức năng CQ và với nhu cầu phát triển của con người.

Bên cạnh đó, CQ cịn là khơng gian sống và phân bố sản xuất của con người, là đối tượng chính trong khai thác tài nguyên và nơi diễn ra các hoạt động sử dụng lãnh thổ. Do vậy, NCCQ chính là nghiên cứu sự hình thành, phát triển, sự vận động biến đổi và mối quan hệ biện chứng lẫn nhau của các hợp phần tự nhiên cấu thành nên các đơn vị CQ. Đây là cơ sở cho việc ĐGCQ, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau của con người như SDHL tài nguyên, tổ chức lãnh thổ, bố trí khơng gian sản xuất và BVMT,...

Trong NCCQ, cần xác định đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc và các bước nghiên cứu cụ thể nhằm đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.

- Đối tượng NCCQ: Là các đơn vị CQ ở các cấp khác nhau, gồm đơn vị phân loại

CQ (hệ CQ, lớp CQ, kiểu CQ, hạng CQ, loại CQ,..) hoặc đơn vị phân vùng (miền, vùng, xứ,….). Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, tỷ lệ bản đồ mà lựa chọn, sử dụng đối tượng nghiên cứu phù hợp.

- Nguyên tắc nghiên cứu: Thường áp dụng một số nguyên tắc trong NCCQ là

nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc phân tích tổng hợp và nguyên tắc khách quan

+ Nguyên tắc phát sinh: Áp dụngnguyên tắc này cho phép giải thích được nguồn

gốc phát sinh của các thành phần và yếu tố thành tạo CQ, các mối liên quan tác động giữa chúng trong tự nhiên. Xác định được những đặc trưng cơ bản về cấu trúc, chức năng cũng như xu hướng biến đổi CQ. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong nghiên cứu phân vùng, phân loại CQ cho các đơn vị lãnh thổ [43].

+ Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Nguyên tắc này sử dụng trong những trường

hợp để đồng nhất những đơn vị CQ có diện tích q nhỏ vào các đơn vị lớn hơn bên cạnh. Sự đồng nhất này không chỉ đồng nhất về mặt lãnh thổ mà đồng nhất về chức năng chủ đạo của các đơn vị tự nhiên cấp cao hơn. Nguyên tắc này cho thấy các đơn vị CQ vừa thống nhất lại vừa có sự phân hố phức tạp: thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định đặc trưng cho các mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần cấu tạo nên địa tổng thể, nhưng đồng thời vẫn có sự phân hố nội bộ khiến cho mỗi đơn vị địa tổng thể lại có thể phân chia ra những địa tổng thể cấp thấp hơn.

+ Nguyên tắc phân tích tổng hợp: Nguyên tắc này địi hỏi phải tính tốn đến tất

cả mọi thành phần cấu tạo nên một địa tổng thể không trừ một thành phần nào. Điều này sẽ giúp cho NCCQ dù có theo một nhân tố chủ đạo nào (quy luật nhân tố chủ đạo) cũng không biến thành đơn vị CQ riêng cho nhân tố đó [43].

+ Nguyên tắc khách quan: Là nhận thức sự tồn tại khách quan của các đơn vị CQ

không phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Áp dụng nguyên tắc này đã làm đơn giản hóa các bước xây dựng bản đồ, nhưng quan trọng hơn việc nhóm gộp các đơn vị CQ có cùng nguồn gốc thành tạo và quy luật phát triển, cũng như sự đồng nhất trong cấu trúc, chức năng đã được xác định sẽ làm rõ hơn các đặc trưng có quy luật của mỗi đơn vị CQ được thành tạo nên. Do đó cũng làm đơn giản hóa các bước tiếp theo trong nghiên cứu quy luật phân hóa của các CQ và nhất là ở bước đánh giá tổng hợp CQ cho các mục đích thực tiễn phát triển sản xuất.

1.2.2.2. Phân tích cảnh quan

Phân tích CQ được xem là một hướng cơ bản làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển, mối liên kết không gian giữa các thành phần cấu thành, mối liên kết thứ bậc giữa các cấp trong hệ thống phân loại và sự phân hóa khơng gian giữa các đơn vị CQ.

Bản chất của phân tích CQ là phân tích các nhân tố thành tạo CQ, xác định được cấu trúc CQ, nghiên cứu tính chất, dấu hiệu, động lực và trạng thái của CQ nhằm tìm ra được quy luật phân hóa tự nhiên của lãnh thổ.

- Các yếu tố thành tạo cảnh quan: CQ được thành tạo bởi sự tham gia của cáchợp phần tự nhiên (nền nham, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật,...) và các quá trình tự nhiên (địa mạo, thủy văn, sinh thái,…). Việc phân tích đặc điểm các yếu tố thành tạo CQ và mối quan hệ giữa chúng sẽ làm rõ được các đặc điểm phân hóa của CQ, bởi sự phân hóa CQ phụ thuộc rất lớn vào sự phân hóa của các yếu tố thành tạo. NCCQ còn cần phải xem xét đến sự vận động, biến đổi và phát triển của

từng hợp phần thành tạo CQ. Đây là cơ sở để định hướng khai thác, cải tạo, sử dụng CQ phục vụ cho đời sống của con người.

- Cấu trúc CQ: Cấu trúc CQ phản ánh rõ nhất chức năng và đặc trưng của nó, bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian.

+ Cấu trúc đứng của CQgồm tập hợp một cách có quy luật các hợp phần của tự

nhiên với mối quan hệ biện chứng lẫn nhau của chúng trong môi trường địa lý, gồm: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật. Sự thay đổi cấu trúc đứng do các nguyên nhân khác nhau sẽ tạo ra các chức năng khác nhau của CQ, khác với chức năng ngun thủy của nó. Việc phân tích cấu trúc đứng của CQ được luận án sử dụng thông qua việc phân tích đặc điểm và mối quan hệ phát sinh giữa các hợp phần CQ ở LVS Lại Giang.

+ Cấu trúc ngang của CQ phản ánh sự liên kết không gian của các đơn vị CQ từ

bậc thấp đến bậc cao. Sự biến động của bậc CQ này sẽ ảnh hưởng đến trạng thái, đặc

trưng và chất lượng các cấp bậc CQ khác thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng

trong nội tại của hệ thống và với hệ thống xung quanh, tạo nên động lực biến đổi, phát triển của hệ thống tự nhiên trong lãnh thổ. Do vậy trong nghiên cứu cấu trúc ngang của CQ, việc xác định hệ thống phân vị CQ, trong đó xác định hệ thống phân loại, phân vùng và thành lập bản đồ CQ được xem là những nội dung nghiên cứu quan trọng.

+ Cấu trúc thời gian: Được thể hiện bởi sự biến đổi của các trạng thái CQ theo

thời gian. Nghiên cứu sự thay đổi này là cơ sở rất quan trọng trọng để dự báo, đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ. Tuy nhiên, việc thay đổi các trạng thái CQ diễn ra rất lâu dài và phức tạp trong tự nhiên, khó có thể đạt được một kết quả chính xác cho việc nghiên cứu các trạng thái biến đổi CQ này. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 39)