Tai biến thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 91 - 94)

3.1 .Phạm vi lãnh thổ

8. Cấu trúc của luận án

2.1.9. Tai biến thiên nhiên

Tai biến thiên nhiên là một nhân tố có tác động rất lớn đến sự biến đổi đột biến các CQ trong tự nhiên. Các hiện tượng địa chất động lực, các quá trình địa mạo, cùng

với ảnh hưởng của khí hậu, thủy văn, hoạt động nhân sinh,…, đã hình thành nên các loại tai biến thiên nhiên ở LVS Lại Giang. Điển hình là trượt lở đất đá; xói lở bờ sơng, bờ biển; lũ lụt, hạn hán, rửa trơi, xói mịn bề mặt,..

- Trượt lở đất đá: Trượt lở đất đá xảy ra ở LVS Lại Giang chủ yếu do hoạt động

nhân sinh, nhất là việc khai đào mái dốc để làm đường giao thơng và khai thác khống sản. Việc khai đào mái dốc đã làm tăng cục bộ góc dốc địa hình, là nguyên nhân chính gây trượt lở đất đá ở LVS. Điển hình trên tuyến tỉnh lộ đi An Nghĩa (huyện An Lão), đi Đăk Mang (huyện Hoài Ân) và ven biển huyện Hồi Nhơn có đến hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, một số khối trượt có quy mơ lớn (từ 1000 – trên 10000 m3), lẫn những tảng đá lăn rất nguy hiểm (ở Lộ Diêu, Hồi Nhơn có đến 2 điểm sạt lở với quy mô > 10000m3) [23]. Hiện tượng trượt lở đất thường xuyên xảy ra vào mùa mưa ở những mái dốc kém ổn định, đặc biệt là ở các vách taluy đường (kể cả taluy dương và taluy âm) làm san lấp khu vực hai bên dưới chân đường, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân trong LVS.

Trượt lở đất đá ở LVS Lại Giang xảy ra cịn do hoạt động khai thác khống sản, chủ yếu là khai thác đá xây dựng. Điển hình là khu vực khai thác núi Cà Lang (xã An

Hảo), mỏ khai thác An Hòa, khu vực Núi Đền (xã Hồi Hảo), với cơng nghệ khai thác thủ công, lạc hậu, thiếu chun nghiệp, cơng tác hồn thổ và khôi phục môi trường kém, làm mất chân dốc, gây trượt, đổ lở đất đá, để lại hậu quả nghiêm trọng trong các khu vực khai thác.

- Xói lở bờ sơng, bờ biển: Xói lở bờ sơng, bờ biển đang là một mối đe dọa rất lớn

đến đời sống của người dân trong LVS. Đến nay, trên LVS Lại Giang có khoảng 58 điểm xói lở bờ sơng được ghi nhận, với tổng chiều dài xói lở lên đến 19,7 km [37, 48]. Như vậy, trung bình cứ 2,7 km chiều dài các con sơng thì có 1 điểm xói lở và tổng chiều dài các đoạn xói lở chiếm 20% tổng chiều dài các con sơng. Hiện tượng xói lở bờ sơng đã làm sụt đổ nhiều ruộng vườn, hoa màu, đất đai sản xuất và bất ổn định khu dân cư. Điển hình vào năm 2000, thơn Ca Cơng và Trường Lâm (huyện Hồi Nhơn) xói lở hơn 2,5 km làm mất 179.300m2 đất, hàng chục ngôi nhà bị sụp đổ, buộc phần lớn dân cư trong hai thôn phải di dời đi nơi khác. Xói lở tại Cơng Lương uy hiếp 36 hộ dân. Tại thơn Phước Bình (huyện An Lão) bị xói lở với chiều dài 1,5 km và lở sâu vào đồng ruộng 15m, khiến 52 hộ dân bị uy hiếp vào năm 2008[37,48]. Hiện tượng xói lở bờ sơng không những làm mất đất canh tác, gây mất ổn định khu dân cư mà còn lấn đến tận chân các tuyến đường bộ, tạo nên sự mất ổn định tiềm ẩn nguy hiểm cho các tuyến đường, như các khu vực: Cẩm Đức, Vĩnh Đức, thượng lưu cầu sông Vố, đầu cầu Vạn Trung (sông An Lão), khu vực thượng lưu cầu Mục Kiến, khu vực Thế Thạnh, khu vực Lại Khánh (sông Kim Sơn), khu vực Bồng Sơn, khu vực Định Trị (xã Hoài Mỹ),….

Hiện tượng xói lở cửa biển ở đây cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Theo nghiên cứu, dấu hiệu xói lở cửa biển An Dũ đã xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước, càng về sau, tốc độ xói lở càng mạnh. Từ 1960 trở lại đây, cửa biển đã mở rộng ra khoảng 300m; từ 1980 đến nay, bờ biển đã lấn sâu vào đất liền hơn 100m [37]. Đặc biệt, hình dạng của cửa biển An Dũ ln biến đổi, có xu hướng chuyển dần từ phía Nam sang phía Bắc. Trước diễn biến của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, tốc độ, tần suất xói lở sẽ có thể diễn ra mạnh mẽ và khó lường hơn. Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề ―trị thủy‖ để bảo vệ bờ sơng chống xói lở, giữ ổn định cho cửa sơng mới; phịng chống lũ và tiêu thoát lũ tốt cho LVS Lại Giang, chống ngập úng kéo dài cho các khu dân cư trong LVS vẫn cịn thiếu những cơng trình mang tính dài hơi và bền vững.

- Lũ lụt:Hàng năm, trung bình LVS Lại Giang có 2- 4 trận lũ, có năm, đến 6 - 7 trận

với 3 - 4 đỉnh lũ liên tiếp vượt báo động III, cường suất lũ khá lớn. Từ 1999 đến nay, trên LVS Lại Giang đã xuất hiện những trận lũ lịch sử lớn nhất từ thập niên 80 trở lại đây.

Cường suất lũ lên nhanh, đỉnh nhọn, mực nước vượt báo động III từ 0,5m – 1,5m và duy trì trong vài ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân cư trong lưu vực. Điển hình năm 1999, lũ ở LVS Lại Giang làm một số đoạn giao thông tỉnh lộ ở huyện An Lão bị ngập sâu hơn 2,5m, các xã An Hòa, An Tân (huyện An Lão), các xã ven hai bên triền sông Kim Sơn (Ân Hảo, Ân Nghĩa, Ân Tín, Ân Mỹ) đều bị ngập lụt nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ. Năm 2009, toàn xã Hoài Đức bị mất trắng khoảng 300ha lúa, 1.600 nhà dân bị ngập, 70.000 m3 hồ nuôi tôm bị phá hủy, thiệt hại ước tính 1.830 triệu đồng [48].

Những năm gần đây, trên lưu vực còn xuất hiện lũ quét, lũ bùn ở vùng thượng lưu, gây thiệt hại rất lớn về người và của. Lũ quét thường xảy ra vào các tháng X, XI, XII hàng năm, đôi khi xảy ra vào tiết tiểu mãn (tháng V, VI). Hiện tượng các dịng lũ bùn đá, trơi lấp đất đai cũng diễn ra mạnh mẽ. Điển hình là ở khu vực Lộ Diêu, huyện Hoài Nhơn và các tuyến đường đi An Lão, Hồi Ân (thơn Vạn Xuân, Long Khánh, Xuân Phong, Thuận An thôn 7,9 ở An Trung). Do việc khai đào các mái dốc làm đường, san gạt đất đá thải về phía taluy âm, khi có mưa lớn, tạo thành dòng lũ bùn gây bồi lấp ruộng vườn ở phần chân núi, làm mất đất nông nghiệp, gây bồi lắng và tắc nghẽn lịng sơng, suối.

- Hạn hán: Theo Báo cáo Điều chỉnh bổ sung quy hoạch cấp nước tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn 2020,các huyện thuộc LVS Lại Giang là những địa phương thường xuyên phải phải hứng chịu tình trạng hạn hán gay gắt trong mùa khơ. Do khí hậu ở LVS Lại Giang có sự phân hóa theo mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài 8 tháng (từ tháng I - VIII), trong đó có 3 tháng (từ tháng II - IV) lượng mưa rất nhỏ, chỉ chiếm từ 2,5 - 5,0% tổng lượng mưa năm, cộng với hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp hiệu ứng phơn, làm cho dịng chảy sơng ngịi cạn kiệt. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân trong vùng.

Từ năm 1980 đến nay, mỗi năm đều có ít nhất một đợt hạn xảy ra trong lưu vực. Trong quá khứ có những đợt hạn nặng như 1983, 1991 - 1992, 1996, 1998, 2005, 2011 trên toàn lưu vực. Đợt hạn vào năm 2005, do nắng nóng kéo dài, nguồn nước các sơng suối trên LVS Lại Giang trở nên khô cạn, lưu lượng nước trên sông An Lão chỉ khoảng 2,5 m3/s (ngày 24/8/2005),chỉ đạt 20% so với trung bình nhiều năm. Các hồ chứa nước khơ cạn (hồ Vạn Hội cịn 1,7 triệu m3), tình trạng hạn hán xảy ra trên diện rộng trong tồn lưu vực. Tính đến tháng 8/2005, huyện Hồi Nhơn có khoảng820 ha lúa, huyện Hồi Ân có khoảng 1031 ha và An Lão có khoảng 120 ha bị hạn [75, 115].

Đồng thờido nắng hạn, các sông suối nhỏ bị cạn kiệt, khơng có nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa nên mực nước ngầm nhiều vùng hạ thấp, một số giếng đào, giếng khoan bị khơ, dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân và cho chăn ni trên tồn lưu vực. Năm 2005, trên 60% số xã, thị trấn thiếu nước sinh hoạt, nước uống nghiêm trọng, tập trung chủ yếu ở các xã như Tam Quan Bắc, Hoài Hải, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Mỹ Tam Quan Bắc, Hoài Hải, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn) với khoảng 51.820 người thiếu nước sinh hoạt; Ân Tường, Ân Hảo và Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân) với khoảng 2.069 người; khoảng 1.103 người thiếu nước ở huyện An Lão, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc [115]. Ngồi ra, hạn hán cịn tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển ở người và gia súc, ở các vùng ven biển vào mùa khô thường bị nhiễm mặn, gây khó khăn rất lớn cho sản xuất nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)