Do các mối quan hệ và tác động đồng thời, tương hỗ giữa các yếu tố địa đới và phi địa đới, đã làm cho cảnh quan tự nhiên nhiệt đới gió mùa của LVS Lại Giang có sự phân hóa rõ nét theo độ cao và theo chiều Đơng - Tây.
- Sự phân hóa CQ theo đai cao: Với 80% diện tích trên lưu vực là đồi núi nên
quy luật đai cao đã phát huy tác dụng, thể hiện rất rõ trong sự phân hóa đặc điểm CQ theo độ cao trên toàn LVS Lại Giang.
+ Các loại CQ thuộc bậc độ cao < 150m: Tập trung phần lớn ở huyện Hoài Nhơn và các thung lũng thuộc huyện Hồi Ân, An Lão tỉnh Bình Định và xã Ba Trang thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị CQ này hầu hết phát triển trong điều kiện có nền nhiệt độ trung bình năm cao (> 250C), mưa nhiều (lượng mưa trung bình năm từ 2000 – 2500mm), có mùa khơ trung bình (từ 3- 4 tháng khơ). Các dạng địa hình chủ yếu được đặc trưng bởi quá trình xâm thực, bồi tụ vật liệu do dịng chảy với các q trình hình thành đất thủy thành. Phần lớn các CQ được hình thành trên các loại đất phù sa không được bồi, phù sa được bồi hàng năm, đặt mặn và đất cát. Ở những khu vực gị, đồi cao có thêm các loại đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit và đá phiến sét.
Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên bị biến đổi mạnh mẽ dưới hoạt động khai thác của con người, thay vào đó là các thảm thực vật thuộc hệ sinh thái nông nghiệp gồm lúa, hoa màu, cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, rừng trồng,…).
- Các loại CQ ở bậc độ cao từ 150m - < 800m: Các loại CQ này thể hiện khá rõ sự thay đổi về đặc điểm. Nền nhiệt bắt đầu có sự hạ thấp, nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 250C, lượng mưa trung bình năm > 2500mm, độ dài mùa khô cũng giảm dần (< 2 tháng). Thổ nhưỡng giảm dần sự xuất hiện của của các loại đất ở vùng thấp như đất phù sa, đất mặn, thay vào đó là ưu thế của các đất như đất feralit đỏ vàng trên đa macma axit và đá phiến sét. Thảm thực vật nhân tác cũng có khuynh hướng thu hẹp dần về diện tích, thảm thực vật RKTX nhiệt đới mưa mùa đã xuất hiện ở những khu vực có độ cao từ 150m trở lên.
- Các loại CQ thuộc bậc độ cao ≥ 800m: Tập trung phía Tây của lưu vực thuộc huyện Hoài Ân và An Lão. Đặc điểm các loại CQ thuộc bậc độ cao địa hình này có sự chuyển biến rõ nét. Nhiệt trung bình năm giảm xuống < 220C, xuất hiện mùa lạnh rất ngắn (1 tháng) lượng mưa tăng rõ rệt (lương mưa trung bình năm > 3000mm). Ngồi thảm thực vật RKTX nhiệt đới ẩm mưa mùa, cịn có sự xuất hiện của thảm thực vật RKTX mưa ẩm á nhiệt đới. Thổ nhưỡng có sự xuất hiện của đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit và đá phiến.
- Phân hóa CQ theo chiều Đơng - Tây: Do đặc điểm của vị trí địa lý và sự phân
bố của các thành tạo địa chất - địa hình cũng như sự tương tác giữa biển và lục địa, đã tạo nên sự phân hóa của cảnh quan LVS Lại Giang theo chiều Đông - Tây:
Ở khu vực núi phía Tây và Tây Bắc củalưu vực gồm các dãy núi có độ cao từ 500 - >1000m, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sườn của các núi này đã đón các hướng gió chính: Đơng Bắc, Tây Nam, gió Bắc và gió Nam, làm cho khu vực này có lượng mưa trong năm vượt trội so với các khu vực khác trong tỉnh và trở thành tâm mưa của tỉnh, lượng mưa trung bình năm lớn (> 3000mm). Ở đây CQ điển hình là loại CQ rừng kín thường xanh phát triển trên đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit như CQ số 1, 4, 5, 6, 10, 13, 17.
Ở khu vực trung tâm của lưu vực là các dạng địa hình thung lũng ven sơng An Lão và Kim Sơn. Địa hình ở đây thấp, trũng và bị kẹp giữa các dạng địa hình cao. Do khuất gió, mưa ít hơn nên khí hậu khô hơn các khu vực lân cận. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa của khu vực khiến cho các CQ cũng thay đổi theo. Thảm thực vật chủ yếu ở đây là các loại cây trồng nông nghiệp như cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm lúa và hoa màu như CQ 69 - 72, 74 -76, 78 - 87.
Tác động của biển thể hiện rất rõ qua thành tạo địa hình có nguồn gốc biển, sơng biển với các dạng địa hình đồng bằng dạng gị, đụn, đồng bằng tích tụ trên cát biển. Dọc bờ biển là các là đê cát tích tụ biển gió, phân bố chủ yếu ở xã Hoài Hương, Hoài Hải thuộc huyện Hoài Nhơn. Thổ nhưỡng ở đây là đất cồn cát trắng vàng, có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng. Thảm thực vật thưa thớt, chủ yếu là phi lao và cây bụi. Đi sâu vào lãnh thổ là các dạng địa hình đồng bằng có nguồn gốc trầm tích sơng biển. Ảnh hưởng của biển yếu hơn, địa hình tương đối bằng phẳng, thi thoảng gặp một số đụn cát nhỏ nằm sâu trong nội đồng. Đất ở đây phần lớn là đất phù sa nên thảm thực vật khá phong phú. Thảm thực vật chính là lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đây còn là khu vực tập trung đông dân cư của lưu vực.
Ngồi ra, dãy núi phía thuộc phía Đơng Bắc của LVS Lại Giang có địa hình kiểu địa hình núi thấp dạng sót do bóc mịn. Dù độ cao khơng lớn (từ 300 - 500m), song đây được xem là một bức chắn địa hình ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của một số vùng trong lưu vực. Lượng mưa ở khu vực bị khuất gió giảm đi đáng kể so với khu vực xung quanh và tăng lên ở các sườn đón gió như vùng đồi Tam Quan.
2.2.4.2. Lát cắt cảnh quan
Do LVS Lại Giang có diện tích nhỏ và chênh lệch độ cao giữa khu vực núi - đồi - đồng bằng khá rõ, nên cứ sau sự thay đổi mộtdạng địa hình ví dụ như một quả đồi, thung lũng, thì chế độ thủy văn và điều kiện thổ nhưỡngđã có sự thay đổi đáng kể, dẫn tới hệ thực vật và các đơn vị CQ cũng thay đổi theo.
Trên cơ sở nhận xét, phân tích hoạt động của các quy luật trên toàn lưu vực và trên cơ sở các bản đồ thành phần kết hợp với mơ hình số độ cao (DEM) của LVS Lại Giang, đề tài luận án đã xây dựng hai lát cắt nhằm mô tả và minh họa sự phân hóa CQ lãnh thổ theo chiều Đông – Tây và độ cao như sau:
- Lát cắt A –B (từ An Vinh – Hoài Hải): Lát cắt này thể hiện khá rõ sự phân hóa
CQ theo chiều Đông -Tây và theo độ cao địa hình của cảnh quan LVS Lại Giang. Bắt đầu từ phía Tây xã An Vinh, huyện An Lão đến phía Đơng của xã Hồi Hải, huyện Hồi Nhơn, lát cắt A –B kéo dài khoảng gần 45 km, theo hướng nghiêng chung của địa hình tồn lưu vực là hướng Tây Bắc – Đơng Nam, đi qua các kiểu địa hình tiêu biểu của lưu vực gồm: Sau địa hình núi, đồi, thung lũng hẹp ở thượng nguồn sơng An Lão là vùng núi, đồi thuộc xã An Vinh, được cấu tạo bởi đá macma axit với thành phần chủ yếu là biotid, thạch anh, quaczit và đá phiến, hình thành nên đất feralit đỏ
vàng ở núi thấp và đất mùn vàng đỏ ở núi trung trung bình với độ cao >800m, thảm thực vật chiếm tỷ lệ lớn trên kiểu địa này là RKTX. Tiếp đến là một dải thung lũng được mở rộng hơn ở sông An Lão với những đặc trưng CQ khác biệt, thổ nhưỡng ở đây được hình thành chủ yếu là các sản phẩm xâm thực, tích tụ do q trình rửa trơi từ các dạng địa hình cao, hình thành nên đất thung lũng dốc tụ, đất phù sa, thuận lợi cho phát triển cây trồng nông nghiệp gồm cây lâu năm, cây ăn quả và cây hàng năm. Nối tiếp với CQ thung lũng là CQ núi, đồi xen giữa thung lũng và đồng bằng với đặc trưng thổ nhưỡng là feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axit và đá phiến sét, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng và cây công nghiệp, hoa màu. Tiếp đến là khu vực đồng bằng thuộc huyện Hồi Nhơn với những dải đất phù sa được hình thành từ các sản phẩm trầm tích sơng, biển, chun được sử dụng để trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và là nơi cư trú phổ biến của dân cư.Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng suối và đê điều và rải rác có một vài khối núi hay đồi nổi lên trên đó. Phía Đơng của đồng bằng là địa hình núi ăn lan ra biển với đặc trưng chủ yếu có đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét. Phía cuối lát cắt là địa hình tích tụ ven biển với thảm thực rừng rừng ngập mặn.
- Lát cắt C - D (Đăk Mang - Ân Phong): Lát cắt cảnh quan C - D kéo dài khoảng
gần 30km bắt đầu từ phía Tây của xã Đăk Mang đến phía Đơng của xã Ân Phong, huyện Hoài Ân. Mặc dù sự chênh lệch độ cao không quá lớn, nhưng lát cát CQ này cũng thể hiện sự phân hóa CQ khá rõ. Sau khu vực đồi, núi thấp ở Đăk Mang với thảm thực vật rừng tự nhiên, rừng trồng phát triển trên đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit, là dải CQ thung lũng ven sông Kim Sơn. Thung lũng ở đây được mở rộng hơn so với thung lũng sơng An Lão, địa hình khá bằng phẳng, phổ biến trên địa hình này dải đất phù sa được bồi và không được bồi, thuận lợi cho phát triển cây trồng nông nghiệpvà cư trú của dân cư. Qua khu vực này là khối núi sót thuộc xã Ân Phong, chiếm diện tích khá lớn với thảm thực vật rừng là phổ biến.
Như vậy, qua phân tích hai lát cắt CQcho thấy,CQ có lớp phủ rừng tự nhiên chỉ còn lại chủ yếu trên các địa hình núi, nhiều nhất là núi trung bình, cịn lại là rừng trồng, cây lâu năm và cây hàng năm ở những khu vực đồi, núi thấp, thung lũng và đồng bằng. Có thể nói, lãnh thổ LVS Lại Giang có CQ phân hóa đa dạng theo địa hình tự nhiên. Sự đa dạng này khơng chỉ là kết quả của sự phân hóa của các hợp phần tự nhiên mà còn các hoạt động nhân sinh đa dạng của con người làm gia tăng thêm sự đa dạng đó.