Phân tích động lực và biến đổi cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 106 - 108)

3.1 .Phạm vi lãnh thổ

8. Cấu trúc của luận án

2.2. Phân tích cấu trúc cảnh quan lƣu vực sông Lại Giang

2.2.3. Phân tích động lực và biến đổi cảnh quan

Bên cạnh cấu trúc không gian và cấu trúc chức năng, thì cấu trúc động lực CQ (cấu trúc thời gian) cũng có một vai trị rất quan trọng, quyết định đến chiều hướng

phát triển của cảnh quan LVS Lại Giang. Động lực CQ là sự biển đổi CQ theo thời gian dưới tác động của các quy luật tự nhiên và hoạt động khai thác lãnh thổ của con

người. Bản chất của nó chính là q trình giải quyết các mâu thuẫn nội tại, để từ một

trạng thái vật chất trước đó đạt đến trạng thái vật chất mới – hướng phát triển CQ theo thời gian. Mỗi một đơn vị CQ trong q trình hình thành và phát triển, ln chịu sự tác động của các nguồn năng lượng nội tại (bên trong CQ) và bên ngoài (năng lượng bức xạ Mặt trời). Đây là cơ sở cho các hoạt động diễn ra trong CQ, là nền tảng cho các vận động, biến đổi vật chất,tạo nên nhịp điệu và xu hướng biến đổi của tự nhiên nói chung và LVS Lại Giang nói riêng.

a. Sự biến đổi trạng thái cảnh quan theo mùa

Sự biến đổi CQ theo mùa (nhịp điệu mùa), thể hiện ở sự thay đổi trong nămcủa các yếu tố tự nhiên là biểu hiện rõ rệt nhất của động lực CQ ở LVS Lại Giang. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các đặc trưng khí hậu của LVS Lại Giang có sự thay đổi theo hai mùa mưa và khô khá rõ. Mùa mưa, các CQ ở vùng thấp như các CQ đồng bằng, thung lũng thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dòng chảy từ vùng thượng lưu xuống, đặc biệt là dòng chảy sinh lũ, mang theo một lượng lớn nước và vật chất rắn gây hiện tượng xói mịn, sạt lở ở các CQ vùng thượng lưu và sa bồi, thủy phá, ngập úng cho các CQ vùng lũng thấp, hình thành nên các trạng thái biến đổi các CQ

theo chu kìmùa trong năm. Đồng thời do chế độ tương tác sông - biển, vùng cửa sông

của lưu vực (cửa sơng An Dũ) có dạng đặc trưng của các cửa sơng miền Trung, nước sông không đổ trực tiếp ra biển mà bị chặn lại bởi một doi cát, hình thành các dạng

như đầm phá, nước chảy về hai phía song song với bờ biển và thoát ra biển ở khoảng cách 5-7 km, tạo nên trạng thái ứ ngập cho các CQ ven biển vào mùa lũ. Chỉ khi lũ cực lớn, nước bị ứ mạnh, mới có hiện tượng phá thẳng cửa doi cát ven bờ.

Ngồi sự biến đổi theo chu kì như trên, vùng cửa sơng ven biển cịn chịu sự tác động mạnh mẽ bởi thủy triều, gây nên sự thay đổi trạng thái CQ ngập nước theo ngày. Mùa khô, đặc biệt là thời kì gió ―phơn‖ Tây Nam hoạt động mạnh, độ ẩm giảm thấp, CQ các dải cồn cát ven biển có hiện tượng cát bay, cát nhảy bồi lấp đồng ruộng, làm biến đổi mạnh trạng tháitích tụ vật chấtcủa các CQ ở đây. Ngồi ra, vào thời kì này

nước ngầm hạ thấp, ít mưa, mực nước sơng cạn, gây hiện tượng hạn hán cục bộ, làm suy giảm mạnhchất lượng và sinh khối của các CQ vùng thấp. Thuỷ triều còn lấn sâu vào nội đồng, gây mặn hóa các CQvùng cửa sơng, nhất là vùng cửa sông An Dũ. Ở

vùng núi, do là tâm mưa của tỉnh, lượng mưa lớn, số ngày mưa nhiều, khả năng bốc hơi yếu hơn nên độ ẩm cao hơn đồng bằng. Nhờ vậy, lớp phủ thực vật phát triển mạnh, tạo ra sinh khối CQ lớn hơn ở các CQ vùng đồng bằng.

b. Biến đổi cấu trúc và trạng thái cảnh quan dưới tác động của con người

Nếu các động lực tự nhiên tạo nên sự biến đổi theo quy luật và chu kì của CQ, thì các hoạt động nhân sinh lại có tác động rất lớn đến cường độ biến đổi và phát triển của CQ. Tác động của con người làm thay đổi sâu sắc cả về lượng và chất của CQ tự nhiên theo một chiều hướng nhất định (tích cực hoặc tiêu cực), hình thành nên các trạng thái, chất lượng CQ khác xa so với trạng thái ban đầu. Do đó, có thể nhận định rằng hoạt động nhân sinh là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi CQ tự nhiên của LVS Lại Giang.

Các tác động tích cực của con người trên lưu vực như khoanh ni, bảo vệ, phục hồi, trồng rừng phịng hộ vùng đồi núi và ven biển, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế rửa trơi, xói mịn, hiện tượng cát bay, cát nhảy, hạn chế sạt lở vùng ven biển, xói lở vùng cửa sơng,…., đã tăng cường chức năng phòng hộ,cải thiện đáng kể chức năng sản

xuất của các CQ tự nhiên. CQ số 3, 8, 22 là trảng cỏ cây bụi so với hiện trạng sử dụng

đất (HTSDĐ) năm 2000, đến năm 2010 với hiện trạng rừng trồng, đã cải thiện rất lớn chất lượng phịng hộ của các CQ trên. Việc bón phân, cải tạo đất, hạn chế xâm nhập mặn ven biển, biến những vùng đất có nhiều hạn chế thành các các vùng sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là những tác động làm cải thiện chất lượng sản xuấtvà thay đổi

Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, việc khai thác, sử dụng lãnh thổ chưa chú trọng đến bảo vệ, phục hồi tài nguyên, tận dụng tối đa tiềm năng vốn có của thiên nhiên đã làm biến đổi, suy thoái chất lượng nhiều loại CQ trong LVS Lại Giang. Như việc phá rừng làm nương rẫy ở những CQ có độ nhạy cảm cao(CQ 2, 7, 11, 21….,) làm hạn chế chức năng phòng hộ và sản xuất của các CQ này. Đặc biệt,phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc mở rộng các khu cơng nghiệp, đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, ….đã làm thay đổi tồn bộ diện mạo, thậm chí sự biến

mất một số loại CQ tự nhiên, thay vào đó là nhiều CQ nhân sinh được hình thành và

phát triển (CQ quần cư, đơ thị,…).

Có thể nói, trong q trình phát triển, CQ lãnh thổ LVS Lại Giang đã chịu tác động tương hỗ của cả nhân tố tự nhiên và con người. Đó chính là ngun nhân làm biến đổi mạnh mẽ các CQ theo thời gian. Do vậy, rất cần phải nghiên cứu động lực CQ, làm sáng tỏ trạng thái, xu thế biến đổi của chúng, từ đó đưa ra đưa ra các định hướng, phương án khai thác tối ưu, phù hợp với đặc điểm, đặc trưng tự nhiên lãnh thổ, phát huy được tối đa tiềm năng của CQ, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các biến đổi bất lợi của CQ.

2.2.4.Sự phân hóa cảnh quan và lát cắt cảnh quan lưu vực sông Lại Giang 2.2.4.1. Sự phân hóa cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang (Trang 106 - 108)