(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh
(đv: %) Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2020/ 2019 2021/ 2020 VNĐ (Nội tệ) 314.834 96,7 359.812 97,1 394.811 93,7 14,29 9,73 Ngoại tệ 10.769 3,3 10.665 2,9 26.491 6,3 -0,97 148,39 Tổng vốn tiền gửi 325.603 100 370.477 100 421.301 100 13,78 13,72 58.787 76.422 96.793 256.147 286.911 318.015 10.670 7.144 6.493 - 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 300,000,000 350,000,000
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
54
Biểu đồ 2.5 Huy động vốn tiền gửi theo loại tiền của ACB giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Nguồn vốn tiền gửi bằng nội tệ là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tiền gửi của toàn hệ thống của ngân hàng TMCP Á Châu. Nguồn vốn huy động bằng nội tệ vào năm 2019 đạt 314.834 tỷ đồng, đến năm 2020 tăng lên là 359.812 tỷ đồng và cuối cùng vào năm 2021 vốn tiền gửi bằng nội tệ của ACB đạt 394.811 tỷ đồng. Kết quả này đạt được là do khách hàng chủ yếu của ACB là các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp ở trên lãnh thổ Việt Nam và có thói quen dùng VNĐ.
Bên cạnh đó nhận thấy rằng, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ACB cũng tăng qua các năm, tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn tiền gửi nhưng lại góp phần làm đa dạng hóa hình thức huy động vốn, tăng thêm số lượng và đối tượng khách hàng, từ đó giúp đáp ứng nhu cầu đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ và góp phần làm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro về tỷ giá trên thị trường. Cụ thể, số tiền gửi bằng ngoại tệ đạt được qua các năm 2019, 2020,2021 lần lượt là: 10.769 tỷ đồng, 10.665 tỷ đồng, và 26.491 tỷ đồng. Tuy là vào năm 2020 tiền gửi bằng ngoại tệ có giảm so với năm 2019, tuy nhiên giảm không đáng kể.
e. Huy động vốn qua đi vay
Bảng 2.12 Huy động vốn qua hình thức đi vay của ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh (%)
Số tiền Số tiền Số tiền 2020/2019 2021/2020
Vốn tài trợ 156 117 86 -25,26 -26,25 Trái phiếu 20.031 19.850 30.548 -0,91 53,90 Vay các TCTD 2.575 8.794 13.013 241,56 47,98 314.834 359.812 394.811 10.769 10.665 26.491 0 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
55
Hiện nay, việc ngân hàng TMCP Á Châu vay từ các TCTD và việc phát hành giấy tờ có giá (trái phiếu) đã đóng góp phần lớn tạo nên nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong đó vào năm 2019, việc huy động vốn thông qua vay các TCTD đạt 2.575 tỷ đồng, năm 2020 đạt 8.794 tỷ đồng và vào năm 2021 đạt 13.013 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động từ việc đi vay các tổ chức tín dụng đã phản ánh được phần nào quy mô và năng lực cạnh tranh của ngân hàng ACB so với những NHTM khác. Tuy nhiên, việc huy động vốn thông qua đi vay của ngân hàng bằng cách phát hành giấy tờ có giá đem lại cho ACB một nguồn lợi đáng kể, có tính ổn định mà chi phí khơng cao bằng việc đi vay từ các TCTD.
Cụ thể vào năm 2019, nguồn vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu của toàn hệ thống đạt 20.031 tỷ đồng, chiếm 66,45% tổng vốn vay. Tiếp đến vào năm 2020, việc phát hành trái phiếu của ngân hàng có sự sụt giảm nhưng không đáng kể, đạt 19.850 tỷ đồng, giảm so với năm trước đó 0,91%, xấp xỉ 1%. Cuối cùng đến cuối năm 2021, nguồn vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu của ngân hàng TMCP Á Châu tăng trưởng cao và đạt 30.548 tỷ đồng, tăng hơn 54% so với năm 2020. Kết quả mà ACB đạt được là tương đối khả quan.
Ngồi những nguồn vốn kể trên thì nguồn vốn tài trợ, ủy thác đang ngày càng khẳng định được vai trò và liên tục khi ngân hàng đang hoạt động trong một nền kinh tế hiện đại. Nguồn vốn tài trợ của ngân hàng ACB chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động bằng hình thức đi vay. Nhìn vào bảng 2.12, nhận thấy vốn tài trợ, ủy thác của ngân hàng có sự suy giảm trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2019 đạt 156 tỷ đồng, năm 2020 đạt 117 tỷ đồng và vào năm 2021 nguồn vốn tài trợ của ngân hàng chỉ đạt 86 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến nguồn vốn này giảm là do hoạt động đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp bị hạn chế do dịch bệnh xảy ra phức tạp.
2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng TMCP Á Châu 2.3.1 Lợi nhuận từ kinh doanh vốn huy động
Chỉ tiêu đầu tiên khi nhắc đến mỗi khi xem xét hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp hay ngân hàng, đó chính là lãi (lỗ) của hoạt động đó. Lợi nhuận từ kinh doanh vốn chính là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Thu nhập lãi thuần của ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2019-2021 đạt được là khác cao, có sự tăng trưởng qua từng năm ở mức độ khá. Năm 2019, thu nhập lãi thuần của ACB đạt được là 12.112 tỷ đồng và vào năm 2020 tăng lên là 14.582 tỷ đồng, tăng cao hơn so với năm 2019 là 20,4%. Sang năm 2021 chỉ tiêu này của ACB có sự nhảy vọt, đạt 18.945 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 36,02%. Mặc dù giai đoạn 2019- 2021 tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị sụt giảm, từ đó ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của
56
ngân hàng. Tuy vậy lợi nhuận mà ngân hàng ACB đạt được vẫn tăng đều, đây là một kết quả rất đáng khen ngợi.