(Đơn vị: Tỷ đồng)
Bên cạnh việc dùng chỉ tiêu chênh lệch giữa huy động và sử dụng vốn để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thì hệ số sử dụng vốn cũng là một chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả huy động vốn tương đối chính xác. Căn cứ vào hệ số này ta có thể thấy được mức độ sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Trong ba năm 2019-2021, hệ số sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Á Châu có sự biến động. Cụ thể, vào năm 2019 hệ số sử dụng vốn của ACB đạt 0,93% và vào năm 2020 tăng lên và đạt 0,95%. Tuy nhiên do những nguyên nhân của tình hình kinh tế- xã hội vào năm 2021, mà hệ số sử dụng vốn của ngân hàng đã giảm xuống 0,92%, giảm hơn so với năm trước đó là 3,04%.
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng số vốn huy động 348,365 399,237 464,949 Tổng số vốn sử dụng 325,204 378,195 427,057 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 Tổng số vốn huy động Tổng số vốn sử dụng
61
2.4 Đánh giá tổng quát về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu 2.4.1 Những kết quả đã đạt được trong huy động vốn
Qua những phân tích ở trên, ta thấy được hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu đã đạt được những thành công nhất định. Ngân hàng ACB được coi là nơi đáng tin cậy, để người dân có thể an tâm gửi tiền vào, bên cạnh đó ACB khơng ngừng cải tiến về chất lượng dịch vụ phong phú và đa dạng để có thể đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng. Từ đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2019-2021 ln có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Về sản phẩm huy động vốn, nhận thấy các loại sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng khá đa dạng và phong phú với nhiều kỳ hạn, ngoài ra lãi suất linh hoạt, hấp dẫn đã thu hút được người dân gửi tiền, từ đó đem lại nguồn vốn huy động dồi dào cho ACB. Còn về tốc độ huy động vốn tiền gửi của ngân hàng ACB thì khá ổn định và tăng dần theo các năm. Năm 2019 tổng vốn huy động tiền gửi đạt được là 325.603 tỷ đồng, năm 2020 đạt 370.477 tỷ đồng. Vào năm 2021 chỉ tiêu này tăng lên và đạt 421.301 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, khi nhìn vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng TMCP Á Châu, ta thấy được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ACB đạt được trong giai đoạn 2019-2021 là khá cao. Lợi nhuận mà ACB thu được từ kinh doanh vốn huy động, con số này đạt được ở mức khá và có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm, được thể hiện rõ ở bảng lãi thuần từ kinh doanh vốn huy động của ngân hàng ACB giai đoạn 2019-2021 thuộc mục 2.3.1. Thu nhập lãi của ngân hàng trong ba năm đều tăng trưởng đảm bảo lợi nhuận dương. Khoản thu nhập từ lãi đều đạt mức cao hơn nhiều so với chi phí huy động, điều này chứng tỏ công tác huy động vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Á Châu đều đạt hiệu quả cao. Đây là cơ sở cho ngân hàng tiếp tục nỗ lực phát triển hơn đối với những năm tiếp theo và là nền tàng cho công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả tích cực hơn nữa. Thêm vào đó, tỷ suất lợi nhuận theo vốn huy động của ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn huy động của ACB trong giai đoạn ba năm 2019-2021 khơng có sự chênh lệch nhiều qua từng năm, nhưng vẫn đảm bảo mức tăng trưởng ổn định. Mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn 2019-2021, gặp nhiều khó khăn khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, song với những nỗ lực của ACB mà công tác huy động vốn vẫn đạt được những kết quả tốt đẹp.
Về quy mô, và cơ cấu huy động vốn, với mục tiêu và chiến lược kinh doanh không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao kết quả hoạt động, ngân hàng TMCP Á Châu đã tập trung thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế một cách có hiệu quả, chú trọng cả tới công tác sử dụng vốn, để đáp ứng nhu cầu về tiền của các
62
cá nhân và doanh nghiệp trong xã hội. Trong những năm gần đây vốn huy động của ngân hàng có sự tăng trưởng, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tín dụng và đầu tư của mình. Hơn nữa với quy mô tài sản, tiền huy động lớn hơn nhiều so với tiền đi vay đã giúp ngân hàng giảm được chi phí huy động và tăng tối đa lợi nhuận. Trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh, mở rộng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn của ngân hàng. Còn về cơ cấu vốn huy động, ngân hàng TMCP Á Châu không chỉ chú trọng tới nguồn tiền ngắn hạn mà còn đặc biệt quan tâm tới nguồn vốn trung và dài hạn. Điều này trở nên rất quan trọng với ngân hàng, vì huy động được nguồn vốn trung và dài hạn sẽ giúp ngân hàng có thể dễ dàng thực hiện cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Sở dĩ ngân hàng TMCP Á Châu đạt được quy mô và cơ cấu ổn định như vậy là do việc mở rộng thêm nhiều mạng lưới hoạt động ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, nơi có nhiều dân cư đang sinh sống, kinh tế phát triển. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên ngân hàng đầy nhiệt huyết, môi trường khuyến khích học tập, nâng cao trình độ.
Với những kết quả mà ACB đã thu được từ hoạt động kinh doanh vốn huy động thì việc ngân hàng đảm bảo chi phí huy động vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả là cũng hết sức quan trọng. Như đã phân tích ở trên, ngân hàng ACB đã thực hiện huy động vốn đạt hiệu quả, khi chi phí huy động vốn của ngân hàng vào năm 2021 đã giảm hơn so với năm 2020. Cụ thể là năm 2021 chi phí huy động đạt 14.769 tỷ đồng, giảm hơn 2.504 tỷ đồng so với năm trước đó. Trong thời gian sắp tới, ACB cần chú ý hơn tới việc tìm những nguồn huy động vốn ổn định nhưng vẫn đảm bảo chi phí huy động khơng cao. Một chỉ tiêu quan trọng cần kể đến nữa là tính thanh khoản của vốn, hay chính là sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn đã góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Đối với ngân hàng TMCP Á Châu, chỉ tiêu này của ngân hàng được đánh giá là khá cao, khối lượng vốn huy động được dùng để đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư của ngân hàng. Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, kết hợp với công tác huy động vốn tốt đã làm nên sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn. Bên cạnh đó, hệ số sử dụng vốn của ACB trong giai đoạn 2019-2021 cũng phản ánh rõ hơn hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, khi những con số này đạt xấp xỉ gần đến 1, từ đó nhận thấy được hệ số sử dụng vốn của ACB đang ở mức tốt, đảm bảo nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Như đã phân tích trước đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ACB có sự tăng lên trong giai đoạn 2019-2021, nhưng vẫn ở mức đảm bảo dưới 0.9%. Điều này phản ảnh khâu thẩm định trước khi cho vay của ngân hàng rất cẩn trọng,
63
nên nợ xấu của ngân hàng ở mức thấp. Nói tóm lại, với những kết quả mà ngân hàng TMCP Á Châu đã đạt được, ta nhận thấy những hiệu quả huy động vốn mà ngân hàng đã thực hiện trong giai đoạn 2019-2021. Bên cạnh những kết quả mà ACB đã đạt được, thì vẫn tồn tại một số những mặt hạn chế mà ngân hàng cần khắc phục để công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn đạt kết quả tốt hơn trong thời gian sắp tới.
2.4.2 Những hạn chế của ngân hàng TMCP Á Châu trong công tác huy động vốn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng ACB vẫn gặp phải những khó khăn nhất định
-“Hiệu quả huy động vốn tuy đảm bảo nhưng tốc độ tăng trưởng chưa được cao Trong giai đoạn 2019-2021, ngân hàng ACB đã đạt được những kết quả và hiệu quả huy động vốn nhất định, nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn có sự tăng trưởng chưa có sự ổn định, và chưa cao.
-“Tỷ lệ nợ xấu chưa phải là tối thiểu
Tuy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ACB đạt được ở mức thấp, nhỏ hơn 0.9%/ năm. Tuy nhiên, con số này vẫn có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2019-2021. Ngân hàng cần tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này, để tăng hiệu quả huy động vốn và làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.
- Ngân hàng vẫn chưa huy động và sử dụng tốt được nguồn vốn trung và dài hạn trong dân cư.
-“Các sản phẩm huy động vốn tuy phong phú nhưng vẫn chưa phát huy được hết những hiệu quả của nó.
- Về quy mô, mạng lưới hoạt động của ngân hàng: Hiện nay, ngân hàng TMCP Á Châu vẫn chỉ chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà ít chú ý tới việc mở rộng hoạt động ở các huyện, thị xã xa trung tâm. Đây cũng là một hạn chế lớn mà ACB cần để ý, để có thể thu hút được thêm một số lượng khách hàng mới, từ đó gia tăng thêm nguồn vốn huy động.
64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU- ACB
3.1 Tình hình điều hành chính sách lãi suất của NHTW năm 2021
Lãi suất là một trong những chỉ số quan trọng và đã được thực hiện triển khai quyết liệt để thay đổi trong nhiệm kỳ của Chính phủ năm 2016-2021. Phó Thống đốc NHNN nêu rõ: “NHNN sẽ điều hành chính sách lãi suất một cách hợp lý, trên tinh thần bảo đảm sự ổn định. Nếu các chỉ số kinh tế bên ngồi tích cực thì sẽ giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, NHNN vẫn yêu cầu các TCTD tiết giảm chi phí, tạo điều kiện giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế”.
Theo như báo cáo của Vụ chính sách tiền tệ, NHNN đã duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm. Vào năm 2020, khi dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5-2%/năm, và là một trong những NHTW giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực. Tiếp đến trong năm 2021, NHNN tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết quả là đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VNĐ bình quân của TCTD giảm tương ứng khoảng 0,81%/năm so với cuối năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm và thấp hơn mức trần quy định là 4,5%/năm. Ngoài ra NHNN còn đảm bảo thanh khoản thơng suốt trên thị trường tiền tệ, từ đó tạo điều kiện để các TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. NHNN đã mua lượng lớn ngoại tệ để bổ sung Dữ trữ ngoại hối của nhà nước, đưa tiền đồng ra thị trường, qua đó giúp thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đồng thời NHNN cịn chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ, Nhờ đó mà lãi suất liên ngân hàng giảm xuống và duy trì ở mức thấp, giảm chi phí vốn đầu vào cho các tổ chức tín dụng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD giảm lãi suất cho vay.
3.2 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu- ACB
Năm 2021, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid 19. Những thách thức, khó khăn chủ yếu trong thời gian qua là những đợt bùng phát dịch bệnh mới cùng với những biến thể mới nguy hiểm như Delta và Omicron. Ở nước ta, cả nước thực hiện giãn cách theo chỉ thị của Chính Phủ trong một thời gian dài, dẫn đến sự đình trệ và gián đoạn của các hoạt động sản xuất- kinh doanh và làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, khủng hoảng giá hàng hóa đặc biệt là giá kim loại, năng lượng, khí đốt và phân bón làm hoạt động kinh tế ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam ảnh hưởng trầm trọng. Trong bối cảnh phức tạp đó, Việt Nam đã áp dụng trạng thái “Bình thường mới”, sống chung an toàn với
65
Covid-19, các hoạt động kinh tế- xã hội ở Việt Nam cũng dần hồi phục và đạt được một số kết quả tích cực trong năm 2021. Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và một số dịch vụ như: bán buôn, bán lẻ, tài chính- ngân hàng, cơng nghệ thơng tin- viễn thơng, kinh doanh bất động sản, v.v. đang dần phục hồi. Tóm lại, kết thúc năm 2021, tăng trưởng GDP đạt 2,58%, lạm phát thấp nhất trong vòng 6 năm, CPI bình quân tăng khoảng 2% và tỷ giá ổn định, lãi suất cho vay được duy trì ở mức thấp.
Đến năm 2022, kinh tế tồn cầu nói chung, kinh tế các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam nói riêng đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Việc các ngân hàng trung ương chủ chốt trên thế giới bắt buộc phải thắt chặt tiền tệ, tăng nhanh lãi suất để ứng phó với lạm phát kể từ đầu năm 2022 là một trở ngại chính đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu, khiến lãi suất quốc tế tăng cao, dòng vốn ngoại rút nhanh và nhiều hơn khỏi các nền kinh tế mới nổi, gây nên những biến động cho thị trường tài chính thế giới. Việc vay nợ nước ngồi của các nước có thu nhập thấp sẽ khó khăn và đắt đỏ hơn. Đồng nội tệ có thể mất giá nhiều khiến các ngân hàng trung ương của các nước đang phát triển cũng buộc phải tăng lãi suất, gây tổn hại đến nền kinh tế. Tại Việt Nam, dư địa chính sách tiền tệ đang bị thu hẹp do áp lực lạm phát gia tăng trong năm 2022, bởi việc Chính phủ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2022-2023. Bên cạnh đó các ngân hàng cịn gặp khó khăn khi tình hình nợ xấu sẽ gia tăng trong thời gian tới, đòi hỏi các ngân hàng ở Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng phải chú ý tới việc trích lập dự phịng rủi ro, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng xuống.
Ngồi những khó khăn đã được nêu ở trên thì cịn có những cơ hội mới được mở ra để giúp ngân hàng ở Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu phát triển hơn trong thời gian tới, ví dụ như việc phát triển ngân hàng số. Thành lập từ năm 1993, ACB đã có những bước phát triển thành cơng ngoạn mục, trở thành một