PHÂN TÍCH MƠ HÌNH QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO TRONG

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ mô hình tổ chức quản lý của Google (Trang 39 - 55)

2.1 .1Tổng quan về công ty Google

2.3PHÂN TÍCH MƠ HÌNH QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO TRONG

GOOGLE

Có lẽ ít có cơng ty nào lại có mơ hình quản lý tổ chức giống như Google. Bởi nó quá đơn giản và tất cả mọi hoạt động lại được tách biệt theo chức năng quản lý, phân chia theo bộ phận và không quá nhiều cấp bậc ở giữa. Mơ hình này đã được Larry Page áp dụng ngay từ khi công ty bắt đầu đươc thành lập qui mô 2 người đến 20 nhân viên và cho đến ngày nay.

Điểm quan trọng trong việc áp dụng thành cơng mơ hình quản lý tổ chức trong Google chính là yếu tố ―con người‖. Cho dù là thời điểm mới thành lập hay bây giờ, mơ hình quản lý tổ chức của Google vẫn đặt nặng yếu tố con người trong đó, bởi đây vừa là yếu tố làm nên mơ hình quản lý doanh nghiệp, vừa là hệ quả của mơ hình đó.

Giai đoạn Eric Schimdt là CEO điều hành của Google ( 2000- T4/2011)

Google thực sự đã thay đổi dưới khả năng lãnh đạo, tài kinh doanh và những chiến lược tuyệt vời của Eric. Nhờ có CEO Eric Schimdt mà Google từ công ty không tên tuổi đã chuyển mình thành ― gã khổng lồ của làng cơng nghệ‖ và mở rộng ra tồn thế giới.

Khi Eric Schmidt còn là CEO, ông cho rằng, để hiểu rõ hơn về cách thức kinh doanh công nghệ sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai địi hỏi phải nhìn vào sự thay đổi của người tiêu dùng. Eric Schmidt cho biết những thiết bị cá nhân tương tự như điện thoại di động sẽ hỗ trợ cho hoạt động cá nhân sẽ sớm trở thành xu hướng mới. Máy tính cá nhân và Internet đã thay đổi nền kinh tế trong nhiều thập kỷ qua và bây giờ các thiết bị mới sẽ thay đổi chúng nhiều hơn nữa. Ơng nói rằng về cơ bản chúng ta sẽ khơng nhìn thấy những gì mà cơng nghệ có thể sẽ mang lại cho chúng ta cho đến khi triều đại của nền kinh tế kỹ thuật số mất đi. Đó là một ví dụ về cách mà Schmidt cố gắng nhìn thấy thế giới kinh doanh chuyển động và nhờ vào những nhận đinh đó ơng đã giúp Google tăng trưởng vượt bậc sau khi đề xuất những dự án phát triển công nghệ cao hỗ trợ người dùng.

Bên cạnh đó chính CEO Eric Schmidt cho các khách hàng thấy cái nhìn khác về Google. Google tiếp cận gần hơn với người dùng bằng cách cập nhập thường xuyên thông tin cho người dùng kể cả bí mật thơng tin phản hồi tiêu cực từ khách hàng. Cơng ty phải mang lại lợi ích cho khách hàng và lắng nghe nhu cầu và suy nghĩ của khách hàng. Internet bùng nổ buộc các công ty phải minh bạch hơn. Nhờ đó mà Google đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh về “ phân phối, xây dựng thương hiệu, tiền bạc và lượng truy cập”.

Không chỉ là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trơng rộng, Schmidt còn là một doanh nhân tỉnh táo và thực sự nhạy bén. Schmidt cũng lưu ý rằng hàng hóa kỹ thuật số khơng phân phối hoặc sản xuất tại mức chi phí cận biên. Giá có xu hướng giảm trong các doanh nghiệp lớn cho đến khi bằng với chi phí cận biên của việc tạo ra hàng hóa, hàng hóa kỹ thuật số sẽ phải được cung cấp miễn phí. Schmidt ln tìm kiếm cách làm cho hàng hóa kỹ thuật số có lợi nhuận và những cách thức mới để làm cho lợi nhuận đó tăng lên và khơng bao giờ ép buộc khách phải trả tiền cho hàng hóa kỹ thuật số.

Schmidt tin tưởng vào sự nhạy bén của công chúng và điều khiển Google bằng sự đồng thuận. Để làm công việc này, Schmidt khuyến cáo sử dụng thời hạn nghiêm ngặt để tạo ra cạnh tranh (trong trường hợp khơng có cuộc cạnh tranh thực sự ) và khuyến khích bất đồng chính kiến trong tổ chức. Schmidt tìm ra những người im lặng trong các cuộc

37

họp với hy vọng sẽ khuyến khích những người đó nói ra quan điểm của họ. Chỉ bằng cách làm này mà tất cả các thơng tin quan trọng có thể được trao đổi và từ đó dẫn tới những quyết định đúng đắn được thực hiện.

Kể từ khi nhận thấy rõ đổi mới chính là chìa khóa thành cơng của Google, tất cả mọi thứ Schmidt làm xoay quanh việc tạo ra sự đổi mới nhiều hơn nữa. Nếu khơng có đổi mới, Schmidt tin rằng khơng có gì để ngăn chặn một cơng ty khác vượt qua Google. Đổi mới hệ thống được khuyến khích tại Google ở tất cả các cấp trong toàn tổ chức, bao gồm cả cấp quản lý.

Cũng trong giai đoạn làm CEO của Google, Eric Schimidt đã thực thi nhiều chính sách có lợi cho cơng ty như tuyển dụng 1900 tiến sĩ cho nhiều chi nhánh văn phịng Google trên tồn thế giới, xây dựng các nhóm nghiên cứu vơ hướng ( từ các nhân viên tuyển dụng đặc biệt của công ty) và kết quả bất ngờ là hơn một nửa số phiên bản sản phẩm mới của giai đoạn 2004-2008 đều từ những phòng nghiên cứu này( Mayer,2006). Trong giai đoạn Eric là CEO, ơng cũng khuyến khích sự sáng tạo và phát triển nhiều phần mềm, thuật toán hữu ích cho cơng ty; tiêu biểu là thuật toán dự đốn những nhân viên có khả năng đặc biệt và thuật tốn dựa trên một số cuộc điều tra giữa các nhân viên của Google để xác định nhân viên giỏi có nguy cơ bỏ việc để có cách giữ chân nhân tài. ( theo Morrison, 2009).

Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2011, CEO Eric Schimdt đã ghi dấu ấn cá nhân của mình vào nhiều thương vụ đình đám của Google và làm thay đổi giới công nghệ. Với khả năng quản trị thiên tài, dưới thời của Eric Schimdt, Google đã cho ra mắt nền quảng cáo trực tuyến Adsense vào năm 2003 và gần như ngay lập tức trở thành một cỗ máy in tiền cho các website đồng thời trở thành con gà đẻ trứng vàng cho Google. Trong quý IV/2010, AdSense đã mang về cho Google 8,44 tỷ USD – chiếm 30% tổng doanh thu của cơng ty. Bên cạnh đó, Google Maps cũng được ―phát minh‖ trong giai đoạn này, và trở thành một dịch vụ xương sống cho một loạt những dịch vụ khác của hãng phát triển như Latitude, Places, hay Maps Navigation. Ngồi ra Google Chrome, trình duyệt nguồn mở ra mắt đầu tháng 9/2008 cũng có tốc độ tăng trưởng đầy kinh ngạc khi mà chỉ mất hơn 3 năm để Chrome vượt qua Firefox và IE để trờ thành trình duyệt web được sử dụng và download nhiều nhất thế giới. ( báo cáo số liệu 10/2011)

Và không thể không nhắc đến hai thương vụ thâu tóm đình đám nhất của giới cơng nghệ trong 10 năm nắm quyền của Eric Schimdt là vụ mua lại Youtube với giá 1,65 tỷ USD và vụ mua lại Android với hơn 500 triệu USD năm 2005. Lúc bấy giờ nhiều người đã hồ nghi về khả năng của Eric và cho rằng ông đã sai lầm khi mua youtube và Android nhưng thời gian đã minh chứng cho điều ngược lại. Với hơn 3 tỷ lượt xem quảng cáo mỗi tuần trên các video clip trên youtube, số tiền mà Google thu về không hề nhỏ chút nào. Ngoài ra nền tảng Android trên di động cũng tạo nên cú hích lịch sử đối với các dòng dịng điện thoại thơng minh sau này, và hiện nay Android đã và đang cạnh tranh trực tiếp với IOS và Windowphone để trở thành nền tảng di động được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Google cũng bị ám ảnh về sự đổi mới. Đây được coi là chìa khóa để tiếp tục phát triển. Schmidt tin rằng sự đổi mới xuất phát từ việc có thể nghĩ ra một ý tưởng mới và theo đuổi nó. Nghĩ đến những ý tưởng mới địi hỏi suy nghĩ phải hồn tồn tự do. vì thế mà Google cho phép các nhân viên được dành khoảng 20% thời gian của họ vào một

38

ngày /một tuần,để theo đuổi những ý tưởng mới và nhiều những dự án sáng tạo và sản phẩm ―hot‖ của Google được ra đời từ chính sách ―20% thời gian làm việc trong ngày tự do‖này.

Chính sách này được Google bắt đầu áp dụng từ tháng 9/2002 trong đó cho phép các nhân viên được tự do ―làm việc riêng‖ trong khoảng 20% số thời gian làm việc bắt buộc mỗi ngày. Từ đây, các ý tưởng mới đã được ni dưỡng để trở thành những dịch vụ có tên tuổi của Google như Google News, Wave hay Reader.

Eric Schimdt cũng là người có cơng lớn nhất trong việc giúp Google trở thành đối tác chiến lược của Verizon (nhà mạng di động lớn nhất Mỹ). Cũng nhờ sợ hợp tác với Verizon mà doanh số tiêu thụ của các dòng smartphone Android đã vượt mặt cả dòng điện thoại cảm ứng hot nhất thế giới iPhone ngay tại thị trường Mỹ giúp tạo chỗ đứng cho nền tảng di động của Google.

Cuối cùng là thương vụ đình đám IPO của Google, Eric đã phát hành cổ phiếu của Google lần đầu ra công chúng nhằm hỗ trợ việc định giá Google và tăng danh tiếng cho công ty.

Giai đoạn Larry Page trở thành CEO của Google ( T4/2011- nay)

Thực tế thì Larry Page là CEO đầu tiên của Google trước khi giao lại cương vị này cho Schmidt vào năm 2001. Khi đó, Google chỉ là một cơng ty mới thành lập chỉ mới bắt đầu sinh lãi với 200 nhân viên. Khi Schmidt ra đi, di sản ơng để lại là một tập đồn lớn tạo ra gần 30 tỉ USD doanh thu hằng năm và hơn 24.000 nhân viên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng như vũ bão của Hãng đã chậm lại trong những năm gần đây và phần lớn doanh thu vẫn đến từ bộ phận quảng cáo tìm kiếm. Đây lý do khiến cho diễn biến giao dịch của cổ phiếu Google luôn thấp hơn diễn biến của chỉ số Nasdaq.

Sự hờ hững trước việc Page quay trở lại cầm cương một phần là vì cho rằng Page thiếu kinh nghiệm trong việc điều hành giữa lúc Google đang đối mặt với vô vàn thách thức, đặc biệt từ các công ty internet trẻ và khỏe như Facebook, vốn đang tranh giành lượng người sử dụng và doanh thu từ quảng cáo của Google. Các nỗ lực tiến chân vào lĩnh vực truyền thông xã hội lại không mang về kết quả với hàng loạt cú vấp ngã như dịch vụ Mạng xã hội Google Buzz thất bại. Hãng cũng đối mặt với sự dịm ngó của các cơ quan chống độc quyền trên khắp thế giới.

Một nhà quan sát Google lâu năm là Danny Sullivan, biên tập viên của Search Engine Land, nhận định, mặc dù vẫn có lợi nhuận lớn, nhưng danh tiếng Google đang có nguy cơ suy giảm với nhiều mối lo ngại về tính cá nhân, quan liêu và hàng loạt báo cáo bất lợi từ các cơ quan chống độc quyền.

Vì thế việc cải tiến Google và đưa Hãng thốt ra khỏi vùng an tồn ―quảng cáo tìm kiếm‖ là mục tiêu của Page khi ông quay trở lại vị trí CEO vào tháng 4 năm 2011.

Chỉ vài ngày sau khi quay trở lại Google, Page đã lọc máu cho dàn quản lý cấp cao. Mục đích của ơng là nhằm xóa bỏ sự ì ạch trong phong cách làm việc và thúc đẩy tính cải tiến, yếu tố quyết định sự thành cơng trước đây của Google. Ông đã đề cử 7 nhà điều hành để cai quản những bộ phận quan trọng nhất của Hãng. Họ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Page nhằm giảm tính quan liêu và rút ngắn quá trình ra quyết định. Trong những vị tướng mà Page tiến cử có Andy Rubin, người phụ trách hệ điều hành di động Android; Salar Kamangar, điều hành YouTube và bộ phận video; Sundar Pichai,

39

đứng đầu mảng trình duyệt web Chrome và Vic Gundotra, phụ trách chiến lược phát triển mạng xã hội của Google để cạnh tranh với các đối thủ trong đó đặc biệt nhất là Facebook. Ba vị tướng khác cịn có Susan Wojcicki, đứng đầu mảng quảng cáo; Alan Eustace, phụ trách mảng tìm kiếm web và Jeff Huber, phát triển thị trường thương mại nội địa.

Các nhà quản lý hiện được yêu cầu phải email cho Page về những dự án mà họ đang tiến hành chỉ trong tối đa 60 từ, nhằm để họ nắm được điểm cốt lõi tập trung nhất của dự án. Ông cũng dành nhiều thời gian để nói chuyện với các nhà quản lý về những vấn đề họ đang đối mặt. Page cũng thiết lập lại thói quen họp hằng tuần, một thói quen mà Schmidt đã từ bỏ khi nắm quyền vào năm 2001. ―Luôn tập trung và hiểu rõ những mảng nào cần ưu tiên sẽ đem đến cho chúng ta những cơ hội đáng kinh ngạc‖, Page nói.

Đồng thời, Page cũng gắn 25% mức thưởng hằng năm của nhân viên vào sự thành công của chiến lược mạng xã hội. Nghĩa là nếu chiến lược mạng xã hội của Google thất bại trong năm nay, họ sẽ bị giảm 25% mức thưởng, còn ngược lại, thưởng của họ sẽ tăng 25%. Điều này cho thấy Page đã xem trọng mảng mạng xã hội như thế nào trong tương lai của Google. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và kết quả ban đầu khá lạc quan. Chương trình tái cơ cấu của Page đã nhận được sự đồng tình của đa số nhân viên. Một nhà điều hành của Hãng cho biết, trong vòng vài tháng qua, Page đã nỗ lực thay đổi Công ty như ông đã cam kết, làm rõ trách nhiệm của từng nhà điều hành, nâng cao tính cơng khai, giải trình trách nhiệm và nói rõ những vấn đề cần ưu tiên trong q trình tái cấu trúc sâu rộng. Ơng cũng từ bỏ hàng loạt sản phẩm khơng thuộc nhóm ưu tiên như Google Health, Google Labs.

Google+, mạng xã hội mới thành lập của Hãng nhằm cạnh tranh với Facebook, cũng đã cho thấy bước phát triển ban đầu. Tính đến cuối tháng 9.2011, Google+, mới ra đời được 3 tháng, đã có 40 triệu người sử dụng so với con số chỉ 10 triệu người vào cuối tháng 6. Page luôn xác định Facebook là một thách thức với Google vì Facebook càng bành trướng thì điểm mù của Google càng gia tăng (vì Google khơng thể tìm kiếm dữ liệu trên nền tảng của Facebook). Điều đó có nghĩa là các kết quả tìm kiếm của Google sẽ khơng thể là tối ưu nhất khi ngày càng nhiều người đến với Facebook để chia sẻ thông tin. Và Nếu Google+ thu hút nhiều người sử dụng hơn, Hãng sẽ thu hút nhiều khách hàng và nhà quảng cáo hơn.

Hệ điều hành Android của Google cũng ngày càng trở nên phổ biến mặc cho những vụ kiện vi phạm bản quyền của Apple và Microsoft. Android là phần mềm di động đang được sử dụng trong hơn 150 triệu thiết bị di động và có tới 39 nhà sản xuất đã sử dụng Android cho thiết bị của mình. Theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, thị phần của các điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android của Google tiếp tục tăng cao đạt tới con số 43% trong tháng 8 tại Mỹ. Trong số những người mua điện thoại thông minh trong 3 tháng qua, 56% chọn hệ điều hành Android. Trong khi đó, hệ điều hành iOS của Apple vẫn đứng ở vị trí thứ hai, với 28%. Cịn BlackBerry của RIM và các công ty khác vẫn tiếp tục mất thị phần.

Để tăng cường vũ khí cho Android trước sự tấn cơng chống vi phạm bản quyền của Apple, tháng 8 vừa qua, Page đã quyết định bỏ ra 12,5 tỉ USD mua lại nhà sản xuất thiết bị di động Motorola Mobility Holdings. Đây là thương vụ lớn nhất kể từ trước đến nay của Google và đã nhận được nhiều sự hoan nghênh của các công ty sản xuất thiết bị di động chạy hệ điều hành Android như HTC, Samsung. Bởi lẽ, với hơn 17.000 bản

40

quyền của Motorola sẽ hứa hẹn một tương lai sáng sủa hơn cho các công ty này, vốn đang dính vào nhiều vụ kiện bản quyền với Apple ở nhiều thị trường trên thế giới.

Để bành trướng Google khỏi lĩnh vực tìm kiếm, Page đã và đang tăng mạnh đầu tư vào các mảng có thế mạnh khác. Trong quý III 2011, chi phí đầu tư cơ bản đã đạt tổng cộng 680 triệu USD, trong đó ơng đặc biệt chú trọng rót vốn vào các trung tâm dữ liệu khổng lồ của Google. Google có rất nhiều tiền mặt để hỗ trợ cho điều này. Tính đến ngày 30.9, Hãng đã nắm trong tay 42,6 tỉ USD tiền mặt. Google cũng đang tiếp tục tăng cường tuyển dụng. Nhân viên làm tồn thời gian đã có tổng cộng 31.353 người tính đến ngày

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm từ mô hình tổ chức quản lý của Google (Trang 39 - 55)