Thông tin về trái chôm chôm tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị trái chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 39 - 42)

1.7 .Tầm quan trọng của việc phân tích chuỗi giá trị chơm tỉnh Bến Tre

2.2. Thông tin về trái chôm chôm tỉnh Bến Tre

- Giới thiệu khái quát: từ lâu chôm chôm là một loại trái cây nổi tiếng không chỉ của

Bến Tre, đồng bằng sông Cửu Long mà còn của Việt Nam; có chất lượng ngon được trồng với diện tích 5.500 ha, cung cấp cho thị trường hàng năm vào khoảng 90.000 tấn. Trong đó huyện Chợ Lách trồng khoảng 3.290ha. Châu Thành khoảng 1.900ha, trong đó chỉ có 189ha là trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và một số lượng ít trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP 28,6ha.

2.2.1. Thông tin về cây chôm chôm:

- Theo Bách khoa tồn thư thì chơm chơm (nephelium lappaceum) là loài cây vùng nhiệt đới Đơng Nam Á, thuộc họ bồ hịn (sapindaceae), tên gọi là chôm chôm (hay lơm chơm). Tượng hình cho trạng thái lơng của quả lồi cây này, người Mã Lai gọi là rambutan (trái có lơng), các nước phương Tây mượn giọng của người Mã Lai để gọi trái/cây chôm chôm, Pháp gọi là ramboutan. Cây chơm chơm chiều cao trung bình từ 3 đến 10m, lá đơn, phiến lá hình trái xoan, đầu và đi nhọn, lá nhỏ màu xanh lợt, lá già màu xanh đậm, ngọn búp có bao màu hơi đỏ, hoa từng chùm ở đầu cành. Thời gian từ đậu trái đến chín là 15 đến 18 tuần, mỗi năm 1 vụ, khi trưởng thành cho trái từ 70 đến 80 kg/cây. Cây có nguồn gốc Đơng Nam Á nhưng ngày nay nó được trồng nhiều nơi trên thế giới như Châu Úc hay Châu Phi và Nam Mỹ. Ở Việt Nam được trồng ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Nam Trung Bộ. Cách trồng có thể bằng hột hay chiết cành và ghép mắt. Hoa chơm chơm khơng có khả năng thụ phấn để tạo trái mà phải nhờ côn trùng để phân nhị. Từ khi nở hoa đến chín khoảng 100 đến 120 ngày. Ở Miền Nam mùa thuận quả chín từ tháng 5 đến tháng 8. Sau khi

hái nếu bảo quản ở môi trường tự nhiên chôm chôm mất nước nhanh, trọng lượng bị giảm 20 đến 25% sau khoảng 5 đến 8 ngày. Nếu bảo quản ở nhiệt độ 100c trong túi nhựa đục lỗ thì giữ được 10 ngày trở lên. Quả chơm chơm có thể ăn tươi hoặc đóng hộp, hạt có hàm lượng dầu cao có thể chiết suất và cây hoặc rễ có thể làm dược phẩm và màu.. Cây chơm chơm có khoảng 200 lồi nhưng hiện nay ở Bến Tre chỉ trồng 3 loại chính, đó là chơm chơm Java, chôm chôm Nhãn (chôm chôm đường) và chôm chôm Thái.

- Cách nhận dạng giữa chôm chôm Java, chôm chôm Thái và chơm chơm Nhãn:

+ Chơm chơm Nhãn: có trọng lượng khoảng 20g đến 23g, khi vừa chín có màu

vàng, khi chín có màu vàng đỏ, lúc lột trái ra thấy cùi rất dày và tróc khỏi hột khi ăn có cảm giác vị ngọt dịu, giịn và thơm. Trái chơm chơm hình cầu gai ngắn. Đặc biệt trên vỏ có rãnh chạy dài từ đầu đến đáy nhìn khơng được đẹp và trái sẽ chuyển màu từ xanh sang vàng → hồng → đỏ khi chín.

+ Chơm chơm Thái: có râu dài màu xanh và vỏ cứng và dày hơn chôm chôm Java, cơm dày tróc mài, có hạt rất nhỏ.

+ Chơm chơm Java: cơm dày, nhiều nước, vị ngọt thanh, dễ tróc khỏi hột khi chín, trái đỏ tươi và lơng cũng đỏ rất đẹp và khi chín quả đỏ sậm, trọng lượng trái từ 30 đến 40 g.

- Quy trình trồng chơm chơm:

Thành lập vườn (xử lý đất, khoảng cách, đắp mô)→chọn giống (chiết, ghép cành) →trồng →chăm sóc, bón phân, tưới tiêu →xử lý ra hoa→ thu hoạch→tỉa cành. Phun thuốc từ khi trồng cho đến sau thu hoạch với các loại thuốc kích thích tăng trưởng, phịng sâu bệnh, giai đoạn trưởng thành có thêm thuốc kích thích ra hoa. Xử lí vụ nghịch tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu hay độ tuổi của cây mà người ta xử lí. Ngồi trị bệnh, tạo tán, cắt cành ra thì để ni đọt người ta giữ nước, khi cây ra đúng ba lần đọt, người ta dùng màng nylong phủ vườn. Đọt đầu tiên người ta bón đạm, kali, lân, các đọt sau tăng kali lên. Sau khi đậy phủ bằng màng nylong người ta rút nước các ao vườn cho đến bắt đầu ra hoa, sau đó cho nước vào và xử lí phun xịt thuốc.

- Thời vụ và thu hoạch:

Thời vụ trồng thông thường vào đầu mùa mưa. Thời vụ thu hoạch: mùa thuận chia làm 3 giai đoạn (chín sớm tháng 5, chín rộ vào tháng 6, 7, 8, chín muộn vào

tháng 9); vụ nghịch thu hoạch từ tháng11, 12 năm trước đến tháng 1,2,3,4 năm sau. Thu hoạch vào lúc trời mát, tránh nắng gắt làm mất nước trái chôm chôm bị héo. Người nông dân tránh thu hoạch sau cơn mưa hoặc sáng sớm khi cịn nhiều sương vì dễ bị ẩm gây thối khi tồn trữ. Thu hoạch khi 90% trái trên cây đã chuyển sang màu vàng, vàng đỏ hoặc hoặc đỏ. Tùy theo giống, tùy theo giá mà cắt sớm hay trễ hơn 10 ngày. Dùng kéo cắt từng chùm, những chùm trên cao có thể dùng thang hoặc móc hay những cây tre dài chẻ đầu dùng để bẻ cành.

- Sơ chế:

Dùng kéo cắt tỉa bỏ những trái (sâu, treo, thối, khô) trên chùm chôm chôm, cắt những cành quá dài, chỉ rửa những trái bị kiến, rệp hoặc dính đất, sau đó xếp vào cần xé hoặc rổ nhựa được lót kĩ và rưới nước thường xuyên khi chôm chôm bị khô.

Quy trình thu hoạch: Cắt →tỉa →xếp vào rổ nhựa hoặc giỏ tre →vận chuyển - Diện tích đất – năng suất – sản lượng:

+ Diện tích đất: Bến Tre có diện tích 85.390ha trồng cây lâu năm, với 33.000ha

cây ăn trái, trong đó diện tích trồng chơm chơm là 5.500ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Chợ Lách (3.290ha) và Châu Thành (1.900ha), với diện tích trung bình 0.8ha/hộ.

+ Năng suất: Chơm chơm Java đạt 18-30 tấn/ha, chơm chôm Thái và Nhãn đạt

từ 10- 20 tấn ha.

+ Sản lượng: tồn tỉnh đạt gần 90.000 tấn/năm.

2.2.2.Lợi ích từ việc dùng trái chôm chôm:

Không phải ai cũng biết chơm chơm ngồi giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C (100g cùi chơm chơm có 38,6mg vitamin C), chơm chơm cịn chứa đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, can xi (20mg/100g cùi), photpho, kali… nên ngồi ăn để giải khát chơm chơm cịn ứng dụng chữa một số bệnh và làm đẹp như trị huyết áp cao và tiểu đường (bởi vì chơm chơm giàu protein, vitamin và các khoáng chất), giúp cơ thể bổ sung năng lượng làm cho đỡ mệt và đầy hơi (vì chơm chơm chứa protein, carbohydrate và nhiều nước), ngừa ung thư (hàm lượng vitamin C trong chôm chôm giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất như đồng và sắt, thêm vào đó chất axit gallic hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể

loại bỏ các chất có gốc tự do gây hại cơ thể và ngừa ung thư), kích thích tế bào máu (do chứa đồng và sắt rất cần thiết kích thích cho cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu), giảm cân (do chứa nhiều chất sơ ít calo), tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột (bởi các hoạt chất trong trái chơm chơm có tính sát khuẩn cao), làm đẹp da (do chứa nhiều nước, chất chống oxy hóa nên làm da mịn, mềm và khỏe hơn.

Hạt chơm chơm (cịn gọi là thiều tử) có vị ngọt ấm chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin (36,6%) có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn được dùng chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, làm đẹp da, giảm béo…Tuy nhiên ăn nhiều hạt sẽ cảm giác say buồn nôn và đầy bụng. (Nguồn Báo Phụ nữ 21/1/2014).

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị trái chôm chôm tỉnh bến tre (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w