Về thang đo ALCTR trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNMXK:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may xuất khẩu tại TP.HCM (Trang 54 - 56)

- Chương 3 cũng đã thiết kế nghiên cứu qua hai bước:

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1.1 Về thang đo ALCTR trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNMXK:

Thang đo ALCTR nguyên thủy đa hướng với 5 thành phần LLCTR: Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp, sức mạnh mặc cả của khách hàng, sức ép cạnh tranh của đối thủ cùng ngành, sự đe dọa của đối thủ tiềm ẩn, sự đe dọa của sản phẩm thay thế bao gồm 33 biến được rút gọn với 23 biến gồm 4 thành phần LLCTR đặc trưng riêng trong lĩnh vực may xuất khẩu và 3 biến của thang đo về ALCTR được đưa vào bảng khảo sát chính thức với thang đo Likert 5 điểm. Kết quả thu thập dữ liệu qua hỗ trợ phân tích SPSS cho thấy thang đo các thành phần LLCTR trong hoạt động kinh doanh vẫn đa hướng nhưng cĩ sự khác biệt về nội dung, thang đo các thành phần của LLCTR cịn lại 17 biến. Ba thành phần rút trích được từ phân tích nhân tố cho thấy trong hoạt động may xuất khẩu ALCTR của Doanh nghiệp bị chi phối bởi các nhân tố:

(1) DOITHU: đối thủ trong và ngồi nước, do ngành cĩ sức tăng trưởng hấp dẫn và các DN cùng ngành cĩ quyết tâm theo đuổi mục tiêu chiến lược của mình nên tạo một sức ép cạnh tranh mạnh lên ngành. Bên cạnh đĩ, lực lượng lao động dễ tuyển dụng cũng là một sức ép vì lực lượng này cĩ thể di chuyển dễ dàng giữa các DN với nhau dẫn đến tình trạng “Doanh nghiệp này là cơ sở đào tạo cho doanh nghiệp kia”.

(2) KHACHHANG: Các đặc trưng riêng của khách hàng gồm tiềm lực khai thác mở rộng thị trường, sự quan tâm chính của khách hàng: Chất lượng, thời gian giao hàng, uy tín kinh nghiệm của DN, thơng tin về khách hàng,…

(3) GNN: Sự phụ thuộc về nhãn hiệu, thiết kế và kênh phân phối.

Sau khi kiểm tra các giả định hồi qui cho thấy khơng cĩ sự vi phạm, thủ tục hồi qui tiến hành cho kết quả 3 thành phần cĩ ý nghĩa trong mơ hình ALCTR của Doanh nghiệp may xuất khẩu là (1) DOITHU (2) KHACHHANG (3) GNN.

- Thành phần DOITHU: Điều này cĩ thể giải thích là trong lĩnh vực may XK thì yếu tố về đối thủ đĩng vai trị áp lực quyết định đối với DN. Các đối thủ trong cùng ngành càng cạnh tranh, càng tạo sức ép với nhau thì ALCTR của DNMXK càng lớn. Như vậy cần phải cĩ chiến lược kết hợp, liên minh, khơng cạnh tranh đối đầu để tạo sức mạnh chung cho các DNMXK trên trường quốc tế.

- Thành phần KHACHHANG cũng được giữ lại sau khi tiến hành hồi qui cho thấy khả năng, sức mạnh đàm phán của khách hàng rất quan trọng. Sức mạnh này càng lớn thì ALCTR của DNMXK càng lớn, đặc biệt là số lượng khách hàng cũng rất quan trọng, các vấn đề khác như khi họ cĩ nhu cầu mở rộng thì sẽ tìm đến với các DN Việt Nam hay chuyển sang các quốc gia khác, họ quan tâm đến uy tín, kinh nghiệm, chất lượng và thời gian giao hàng nhưng lại khơng quan tâm đến giá cả (loại biến KH10) vì gần như khách hàng quyết định giá, các DNMXK của Việt Nam chỉ xoay sở trong khung giá họ đưa ra. Do vậy, thành phần KHACHHANG cũng là thành phần tồn tại hợp lý trong mơ hình.

- Thành phần GNN: Đây là một sức ép tiếp theo làm cho ALCTR của DNMXK càng lớn trên trường quốc tế bởi lẽ cịn nhiều sự lệ thuộc của các DNMXK về nhãn hiệu, thiết kế và kênh phân phối.

Tĩm lại: Thang đo ALCTR khi áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNMXK đã cung cấp thêm một cơng cụ hữu hiệu để các nhà quản trị cĩ căn cứ xem xét xây dựng chiến lược và sách lược phù hợp cho DN mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may xuất khẩu tại TP.HCM (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)