PHẦN I MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
2.2. Một số biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài
2.2.4. Tổ chức phong phú các hình thức dạy học tích cực
Về khái niệm thảo luận nhóm có nhiều ý kiến khác nhau. Theo tác giả Phan Trọng Ngọ “thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được
chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó” [23; tr.223].
Roger T.Jonhson, Edythe J.Hdubee do PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam dịch đã đưa ra khái niệm về làm việc nhóm “là làm việc cùng nhau để hồn thành mục tiêu
chung. Trong q trình hợp tác, các cá nhân tìm kiếm những kết quả, những kết quả này khơng những có ích cho cá nhân mà cịn có ích cho các thành viên khác trong nhóm”.
Nhìn chung, thảo luận nhóm là phương pháp trong đó lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ để người học có cơ hội cùng nhau chia sẻ, bàn bạc về một vấn đề.
Về hình thức thảo luận nhóm bao gồm:
- Nhóm 02-03 người: Đây là hình thức nhóm được chia nhỏ nhất để trao đổi về một vấn đề, một ý tưởng, một thái độ... liên quan đến văn bản.
- Nhóm 03-05 người: Đây là nhóm được chia ở mức độ vừa phải để bàn bạc, trao đổi về một vấn đề cụ thể của tác phẩm và nhanh chóng đưa ra kết luận chung của nhóm về vấn đề đó.
- Nhóm kim tự tháp: Hình thức mở rộng của nhóm 02-03 người, sau khi nhóm 02-03 người làm việc xong thì nhanh chóng kết hợp thành lập, thành nhóm 04-06 người để chia sẻ, hồn thiện một vấn đề chung.
- Nhóm đồng tâm: Người dạy chia lớp thành hai nhóm, một nhóm quan sát, một nhóm thảo luận. Nhóm thảo luận có nhiệm vụ trao đổi, bàn bạc hồn thành công việc được giao, các thành viên cịn lại đóng vai trị người quan sát và phản biện.
Khi tiến hành thảo luận nhóm cần lưu ý một số yêu cầu sau:
Trong giờ dạy giáo viên cần nêu câu hỏi một cách chẫm dãi, rõ ràng, trong một số trường hợp có thể cắt nhỏ câu hỏi trong SGK để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời có những gợi ý để khuyến khích HS hăng say học tập phát biểu. Khi dạy hiểu văn chương, giáo viên cần tơn trọng những cảm xúc, cảm nhận, suy nghĩ tuy cịn ngây thơ, non nớt nhưng rất riêng của học sinh. Khơng gị ép các em hiểu theo cách duy nhất hay theo lời lẽ của giáo viên, nhưng cần có
những uốn nắn kịp thời để các em không hiểu sai. Nên đưa ra những câu hỏi phản hồi như “Vì sao? Tại sao?” để kích thích suy nghĩ của các em hoặc đưa ra những hoạt động tập thể hoặc cá nhân có liên quan đến nội dung bài học, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong mỗi học sinh.
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành q trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Chẳng hạn, ở truyện ngắn “Những chú bé không chết”, ta bắt gặp một số vấn đề thảo luận:
- Vấn đề 1: Khung cảnh tàn khốc của chiến tranh, sư tàn bạo vơ cùng của Phát xít Đức.
- Vấn đề 2: Những lời độc thoại, đối thoại của những chú bé với quân Phát xít Đức
- Vấn đề 3: Hình ảnh những chú bé du kích quả cảm.
- Vấn đề 4: Phẩm chất và ý nghĩa cái tên Những chú bé không chết mà tác giả và người đời ngàn đời sau dành cho nhân vật.
Khi phân chia nhóm và nội dung thảo luận, GV cần chú ý đến đối tượng của lớp học, của nhóm để có những nội dung phù hợp. Chẳng hạn, nhóm có số lượng thành viên ít, hay năng lực kém nên cho vấn đề thảo luận vừa sức. Đối với nhóm khá giỏi, nhiều thành viên thì vấn đề thảo luận rộng hơn, lớn hơn. Khi thảo luận nhóm, GV có thể cho nhiều nhóm cùng thảo luận một nội dung, để cùng trao đổi ý kiến khai thác vấn đề sâu sắc và mang tính cạnh tranh cao hơn. GV phải có kết luận, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm, khuyến khích tinh thần cho các nhóm.
Trên thực tế có rất nhiều cách chia nhóm khác nhau, điều quan trọng là người dạy cần có cách vận dụng ở những thời điểm cần thiết, phương pháp này
khơng phải xuất hiện xun suốt q trình tiết dạy mà được xen kẽ, kết hợp một cách phù hợp với những phương pháp khác.
Ví dụ: Bài Các em nhỏ và cụ già ( TV3- T1)
Khi tìm hiểu bài ở đoạn 3,4 giáo viên có thể cho HS thảo luận nhóm đơi như sau: Tìm hiểu bài: Đọc đoạn 3,4 và trả lời
câu hỏi:
- Ơng cụ gặp chuyện gì? - Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm bệnh viện, rất khó qua khỏi.
- Vì sao trị chuyện với các bạn nhỏ, - HS thảo luận nhóm đơi và trả lời: Vì ơng cụ thấy lịng nhẹ nhõm hơn? ơng cụ được chia sẻ nỗi buồn với các
bạn nhỏ./ vì sự quan tâm của các bạn nhỏ làm ơng cụ thấy bớt cơ đơn./ vì ơng cụ cảm động trước tấm lịng của các bạn nhỏ.
- HS đọc thầm đoạn 5 - Yêu cầu HS đọc đoạn 5: - HS trao đổi nhóm
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm - Đại diện các nhóm nêu ý kiến. để chọn tên khác cho truyện. - HS phát biểu, nhiều HS nhắc lại. - Câu chuyện muốn nói với em điều
gì?
Tương tự như vậy, giáo viên có thể cho học sinh hoạt động cá nhân sau đó phát biểu ý kiến của mình, suy nghĩ của mình trước lớp để các bạn nhận xét, bổ sung. Cuối cùng giáo viên đưa ra nhận xét, kết luận ý đúng cho HS.
Việc phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh là rất cần thiết, và để làm được điều đó người giáo viên cần có những đổi mới trong phương pháp dạy học, nếu người thầy chỉ giảng và cho học sinh đọc theo nội dung SGK thì khơng thể phát huy tính tích cực năng động ở mỗi học sinh. Học sinh tiểu học ưu hoạt động, vì vậy người thầy cần tổ chức hoạt động nhóm tăng ý thức cũng như khả năng hoạt
động tập thể cho học sinh, tạo sự đoàn kết và hoạt động cá nhân để rèn luyện sự kiên trì, độc lập, chủ động, sáng tạo ở học sinh. Từ đó tạo ra khơng khí thi đua học tập sôi nổi trong lớp. Khi tiến hành cho học sinh tìm hiểu bài cá nhân hay nhóm, người giáo viên nên giao nhiệm vụ nhỏ phù hợp với cá nhân và nhiệm vụ vừa phải với nhóm nhỏ, khơng nên lồng ghép quá nhiều nội dung hoặc kiến thức quá khó cho học sinh. Khi học sinh tìm hiểu, giáo viên cần có định hướng cho thảo luận nhóm, khuyến khích ý tưởng sáng tạo ở học sinh theo nội dung của bài tập đọc, không đi xa trọng tâm bài học.
Với biện pháp này, học sinh sẽ chủ động trong quá trình học, học sinh thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học, các em sẽ tiếp thu và hiểu bài nhanh hơn đồng thời tích cực, sáng tạo hơn trong q trình đọc hiểu.