PHẦN I MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
3.4. Triển khai thực nghiệm
3.4.1. Cách thức thực nghiệm * Dạy thực nghiệm
Lớp ĐC: là lớp được dạy theo giáo án bình thường của GV.
Lớp TN: là lớp được dạy theo giáo án TN (giáo án được thiết kế theo các định hướng và biện pháp mà khóa luận đề xuất)
* Đánh giá thực nghiệm:
Trong một số giờ học ở cả lớp TN và ĐC, người nghiên cứu tham gia dự giờ - quan sát, mời một số GV cùng tổ của trường TN cùng dự giờ để có thể thu được những phản hồi khách quan; sau giờ học phỏng vấn với HS, GV và có các bài kiểm tra tương ứng chung cho cả lớp ĐC và lớp TN.
Sau khi dạy học TN, chính GV đứng lớp sẽ tiến hành kiểm tra, người nghiên cứu sẽ chấm theo đáp án - thang điểm đã đưa ra để đánh giá kết quả và rút ra những kết luận về mặt phương pháp luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn.
3.4.2. Các bước tiến hành thực nghiệm
-Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm
+ Thiết kế giáo án TN thể hiện được các định hướng, biện pháp mà khóa luận đã đề xuất và soạn đề kểm tra (kèm đáp án, thang điểm).
+ Lựa chọn đối tượng TN.
-Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm
+ Trao đổi với GV đã được lựa chọn những vấn đề cốt lõi cả khóa luận và đặc biệt là các định hướng, biện pháp được thể hiện trong giáo án TN.
+ Dạy học các giáo án TN trên các đối tượng đã xác định theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy ở các trường TN.
+ Kiểm tra - đánh giá kết quả sau giờ học bằng dự giờ và đề kiểm tra chung cho cả lớp TN và ĐC.
-Giai đoạn 3: Xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm
+ Chấm bài kiểm tra của HS lớp ĐC và TN. + Mã hóa và nhập điểm vào Excel.
+ Xử lí kết quả trên bằng phần mềm SPSS để tìm ra các thơng số: tần số, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, điểm cao nhất và điểm thấp nhất, xếp loại trình độ, và kiểm định mức ý nghĩa của sự khác nhau.
- Đánh giá kết quả thu được trên cơ sở so sánh các thông số trên lớp TN và lớp ĐC, vẽ biểu đồ so sánh...