Các phương pháp phát hiện di căn xa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư phổi ở người cao tuổi điều trị tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 66 - 68)

- Di căn hạch: hạch ngã ba khí quản, hạch cựa khí quản, hạch

4.2.2.Các phương pháp phát hiện di căn xa

Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện các di căn xa của u trong ổ bụng, MRI sọ não, xạ hình xương toàn thân là những phương pháp cận lâm sàng thăm dò di căn xa của bệnh nhân. Trong nghiên cứu chúng tôi số lượng bệnh nhân làm các thăm dò này còn hạn chế (bảng 3.15 và 3.16). Siêu âm ở bụng chỉ có 52/91 (57,1%). Phát hiện tổn thương di căn 3/52 bệnh nhân (5,8%) trong đó có 2 bệnh nhân di căn gan và 1 bệnh nhân di căn thượng thận. Có 25/91 (27,5%) bệnh nhân làm MRI sọ não. Trong số đó phát hiện 2/25 trường hợp có di căn lên não. Số bệnh nhân được đo xạ hình xương toàn thân là 24/91. Tuy nhiên đã phát hiện được 8/24 (33,3%) bệnh nhân có di căn xương. Kết quả này cũng tương tự ghi nhận của các tác giả khác:

Lê Hoàn nghiên cứu trên 69 BN phát hiện 31,9% bệnh nhân có di căn xa [9]. Trần Nguyên Phú phát hiện 32,1% bệnh nhân bị di căn xa [67].

67

Theo Bilgin S. và Cs (2002), nghiên cứu 90 bệnh nhân UTP không tế bào nhỏ, tác giả ghi nhận 25,5% bệnh nhân có di căn xa trong đó di căn não: 13,3%, di căn xương: 10%, di căn gan: 5,6%, di căn tuyến thượng thận: 5,6% [78].

Việc phát hiện di căn xa với tỷ lệ khá cao cho thấy UTP là bệnh lý tiến triển âm thầm, rất nhiều trường hợp hoàn toàn không có dấu hiệu lâm sàng nhưng khi phát hiện bệnh thì cũng đã thấy các tổn thương di căn.

4.2.3. Nội soi phế quản

Nội soi phế quản là một kỹ thuật thăm dò xâm nhập cho phép đánh giá hình thái bên trong của cây phế quản. Trong UTP, nội soi phế quản cho phép đánh giá sự xâm lấn hay lan tỏa của u trong lòng phế quản. Các tổn thương có thể gặp ở UTP khi soi phế quản là: dạng u sùi, dạng thâm nhiễm, dạng phù nề, dạng loét - chảy máu và dạng đè ép từ ngoài vào làm hẹp lòng phế quản. Với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, vai trò của nội soi phế quản trong chẩn đoán xác định cũng như chẩn đoán giai đoạn UTP ngày càng quan trọng [41], [42, [43].

Theo bảng 3.17 có 69 bệnh nhân được tiến hành nội soi phế quản chiếm 75,8%. Kết quả nội soi phế quản cho thấy phần lớn bệnh nhân có tổn thương u chít hẹp (24,6%), tiếp đến là dạng thâm nhiễm sùi (17,4%) và dạng viêm mủ phế quản (13,1%). Trong khi đó có 21/69 (30,4%) không thấy tổn thương trong lòng phế quản.

Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh, Hoàng Hồng Thái, Chu Thị Hạnh [12].

Kết quả này có thấp hơn so với nghiên cứu của Ngô Quý Châu nghiên cứu 598 bệnh nhân có 337 bệnh nhân được nội soi phế quản trong đó tổn thương

68

thâm nhiễm sùi là 44,8%, phù nề chít hẹp 30,27% [8]. Bùi Thương Thương (1994) nghiên cứu 150 bệnh nhân cho thấy u sùi 52,81%, thâm nhiễm 29.9% [75]. Các tổn thương được ghi nhận nhiều nhất ở thùy dưới phổi trái: 13,3% và thùy trên phổi phải: 11,6%, (bảng 3.18). Tổn thương ít gặp nhất ở phế quản gốc ở cả 2 phổi: 3,3%. Theo Nguyễn Quang Đợi thùy trên trái 27,6%, thùy trên phải 18,4% [70]. Theo ghi nhận Hoàng Hồng Thái u thùy trên phổi phải: 26,89% [10]. Sự khác nhau này có thể do số bệnh nhân nghiên cứu khác nhau. Qua nội soi phế quản đã sinh thiết tổn thương và sinh thiết xuyên vách phế quản cho kết quả xác định ung thư phổi 30/69 (43,5%).

Theo Đồng Khắc Hưng (1995), qua sinh thiết phế quản đối với UTP trung tâm: tỷ lệ dương tính là 77,9%; UTP ngoại vi: tỷ lệ dương tính 58,1%. Cũng theo tác giả này, sinh thiết phế quản có độ nhạy 74,2%, độ đặc hiệu 71,4% [45].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư phổi ở người cao tuổi điều trị tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 66 - 68)