Phân loại giai đoạn bệnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư phổi ở người cao tuổi điều trị tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 52 - 59)

- Di căn hạch: hạch ngã ba khí quản, hạch cựa khí quản, hạch

3.2.8.Phân loại giai đoạn bệnh

Bảng 3.22. Đánh giá giai đoạn bệnh (n = 84)

Giai đoạn n %

Giai đoạn I Ia 8 9,5

Ib 6 7,1

Giai đoạn II IIa 7 8,3

IIb 0 0,0

Giai đoạn III IIIa 8 9,5

IIIb 15 17,9

Giai đoạn IV 40 47,7

Tổng 84 100,0

Nhận xét: Các bệnh nhân ung thư giai đoạn IV chiếm tỷ lệ nhiều nhất với

40/86 (47,7%).

Ung thư giai đoạn IIIb gặp 15 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 17,9%. Giai đoạn Ia, Ib và IIIa có tỷ lệ lần lượt là 9,5%, 7,1% và 9,5%.

53

Bảng 3.23. Đối chiếu giai đoạn và thời gian phát hiện bệnh

Thời gian GĐ bệnh < 1 tháng 1 - 3 tháng 3 - 5 tháng >5 tháng n % n % n % n % GĐ I a 4 16,7 4 8,0 0 0,0 0 0,0 GĐ I b 3 12,5 2 4,0 0 0,0 1 20,0 GĐ II a 2 8,3 5 10,0 0 0,0 0 0,0 GĐ II b 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 40,0 GĐ III a 1 4,2 6 12,0 1 20,0 0 0,0 GĐ III b 6 25,0 5 10,0 2 40,0 2 40,0 GĐ IV 8 33,3 28 56,0 2 40,0 2 40,0 Tổng 24 100,0 50 100,0 5 100,0 5 100,0

Nhận xét: Hầu hết các bệnh nhân ung thư được phát hiện trong 3 tháng đầu.

Có 50/86 bệnh nhân được phát hiện trong 1 - 3 tháng, có 24/86 bệnh nhân được phát hiện trong tháng đầu tiên.

54

* Theo dõi bệnh nhân sau chẩn đoán xác định

Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân thường xin ra viện số ít tiếp tục điều trị chúng tôi đã liên hệ với các bệnh nhân để hỏi về tình trạng sau ra viện. Trong đó, chúng tôi liên hệ được với 73/91 (75,8%).

Bảng 3.24. Phương pháp điều trị sau chẩn đoán (n = 73)

Phương pháp n = 73 %

Phẫu thuật 3 4,1

Hóa chất 8 11,0

Xạ trị 2 2,7

Nhận xét: BN được truyền hóa chất là 11,0%, phẫu thuật 4,1%, xạ trị 2,7%

Bảng 3.25. Kết quả theo dõi sau chẩn đoán (n = 73)

Tình trạng BN n %

Sống 47 64,4

Chết 26 35,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 73 100,0

Nhận xét: Trong 73 bệnh nhân chúng tôi liên hệ được, có 47/73 (64,4%)

55

Bảng 3.26. Thời gian sống thêm sau chẩn đoán

Thời gian n % 1 tháng 8 30,8 2 tháng 3 11,5 3 tháng 7 26,9 4 tháng 2 7,7 5 tháng 4 15,4 6 tháng 2 7,7

Nhận xét: Sau khi được chẩn đoán bệnh, 30,8% BN sống thêm được 1 tháng,

56

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng, trong đó phải kể đến ung thư phổi. Ung thư phổi được phát hiện ở mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi và mọi ngành nghề khác nhau.

4.1.1. Tuổi và giới

Tuổi, giới là các yếu tố quan trọng trong hầu hết các nghiên cứu về ung thư, trong đó có UTP. Tuổi phản ánh quá trình tích lũy thời gian người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư như hút thuốc lá, amiant hay các hóa chất độc hại…Theo thống kê của Viện Ung thư quốc gia Mỹ về bệnh UTP cho thấy tuổi càng cao thì nguy cơ mắc UTP cũng như nguy cơ tử vong do bệnh này càng tăng [66].

Bảng 4.1. Nguy cơ mắc ung thư phổi căn cứ theo tuổi hiện tại

Tuổi hiện tại

Nguy cơ mắc ung thư phổi căn cứ theo tuổi hiện tại, 2008 - 2010

Nguy cơ tử vong cuối cùng 10 năm 20 năm 30 năm Cuối cùng

30 0.02 0.19 0,82 7,04 5,83 40 0.16 0,81 2,25 7,10 5,96 50 0,66 2,42 5,07 7,13 6,00 60 1,87 4,69 6,53 6,87 5,83 70 3,22 5,32 - 5,71 4,98 80 2,87 - - 3,41 3,2

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên người cao tuổi, do đó tất cả bệnh nhân đều trên 60 tuổi, trong đó tập trung chủ yếu ở độ tuổi 60 - 69,

57

chiếm 51,6%, tiếp đến là nhóm 70 - 79 tuổi (37,4%) và thấp nhất ở nhóm 80- 89 tuổi (11%) (bảng 3.1). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác:

Ngô Quý Châu (2000) nghiên cứu 598 bệnh nhân độ tuổi hay gặp nhất là 60 - 69 là 34,95 % [8].

Trần Nguyên Phú (2005), nghiên cứu 46 bệnh nhân độ tuổi gặp nhiều nhất cũng là 60 - 69 tuổi (28,3%) [67].

Nguyễn Hải Anh (2004) nghiên cứu 873 BN nhóm 60-69 tuổi (35,5%) [12]. Lê Hoàn (2010) nghiên cứu 69 bệnh nhân nhóm 60-69 tuổi 43.5% [9]. Nghiên cứu của một số tác giả khác trên thế giới cũng cho kết quả tương tự. Yang P và Cs (2005) nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng trên 5628 BN được chẩn đoán là UTP từ 1997 đến 2003 tại Mayo Clinic ghi nhận tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,4 ± 11,0 tuổi [68].

Nghiên cứu của Hee Sun P và Cs (2007) trên 1341 trường hợp UTP tại Bệnh viện Đại học quốc gia Chungnam từ năm 2000 đến 2006 ghi nhận tuổi mắc bệnh dao động từ 30 đến 87 tuổi, trung bình là 66 tuổi [69]. Tuổi mắc bệnh đã được xác định là khác nhau giữa các khu vực địa lý, chủng tộc và điều kiện sống [21], [69].

Ung thư phổi phổ biến hơn ở nam giới, theo thống kê năm 2007 trên toàn thế giới, tỷ lệ nam/nữ là 2,5/1 [16]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự, phân bố bệnh nhân theo giới là không đồng đều, số bệnh nhân nam nhiều gấp hơn 2 lần so với số bệnh nhân nữ (67,0% và 33,0%) (bảng 3.1), tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Lê Hoàn tỷ lệ nam/nữ: 2/1. Tuy nhiên thấp hơn so với các nghiên cứu của Hoàng Hồng Thái và Cs trên 419

58

bệnh nhân ung thư phổi tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nam/nữ là 3,2/1 [10].

Nguyễn Quang Đợi nghiên cứu ở 121 bệnh nhân tỷ lệ nam / nữ ≈ 3/1 [70]. Dương Xuân Hòa (2002), nam giới chiếm 82%, nữ giới chiếm 18%, tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 5/1 [71].

Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác có thể được giải thích là sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam/nữ mắc ung thư phổi đang có chiều hướng giảm theo thời gian. Điều này hoàn toàn phù hợp với những ghi nhận về UTP trên thế giới [72]. Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, năm 2010, số ca UTP mới phát hiện ở nam giới là 116.750 và ở nữ là 105.770 [17]. Một thống kê gân đây nhất năm 2013 số ca UTP mới phát hiện 228.190 trong đó nam 118.080 và ở nữ: 110.110 [18], [66].

4.1.2. Tiền sử

4.1.2.1.Tiền sử hút thuốc lá/lào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng loạt các nghiên cứu bệnh chứng đã cho thấy mối liên quan giữa ung thư phổi và thói quen hút thuốc. Từ lâu, hút thuốc đã được khẳng định là một trong những nguyên nhân chính gây nên UTP. Hút thuốc càng lâu, càng nhiều, càng sớm thì nguy cơ mắc UTP càng cao [22], [23], [73].

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá (56/91), chiếm 61,5% (bảng 3.2).

Kết quả này khá tương đồng so với nghiên cứu của các tác giả khác: Ngô Quý Châu (2002) nghiên cứu 173 BN, tỷ lệ bệnh nhân UTP hút thuốc là 69% [43].

Nguyễn Hải Anh và Cs trên 873 bệnh nhân ung thư phổi có 53,1% có hút thuốc [12].

59

Nguyễn Quang Đợi nghiên cứu 121 bệnh nhân UTP có 70,2% có hút thuốc [70]. Dương Xuân Hòa (2002), tỷ lệ hút thuốc là 77,7% [71]. Nói chung tỷ lệ bệnh nhân có hút thuốc của chúng tôi không khác so với các nghiên cứu của các tác giả trong nước từ 70 - 80% nhưng thấp hơn so với các tác giả nước ngoài có thể do tỷ lệ nữ hút thuốc ở nước ta thấp hơn [73]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm ra được sự khác biệt trong thói quen hút thuốc giữa bệnh nhân nam và nữ, nam giới hút thuốc lá chiếm tới 90,2% trong khi đó hút thuốc lá ở nữ chỉ có 3,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Trần Nguyên Phú ghi nhận 1/14 BN nữ hút thuốc (7,1%) [67]. Trong khi đó, nghiên cứu của Sekine I. và Cs trên 3312 bệnh nhân UTP tại Nhật Bản ghi nhận 367/943 BN nữ (38,9%) trong tiền sử hoặc hiện tại có hút thuốc [74]. Như vậy, thói quen hút thuốc là khác nhau giữa hai giới và cũng khác nhau từng khu vực. Điều này phần nào giải thích tại sao tỷ lệ UTP cao hơn ở nam giới. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, ở đây mới chỉ xét đến vấn đề hút thuốc lá chủ động.

Trong 56 bệnh nhân có hút thuốc lá, có 20/56 (35,7%) bệnh nhân hút từ 11- 20 bao - năm và 15 bệnh nhân (26,8%) hút trên 30 bao - năm (bảng 3.3). Tổng BN hút trên 20 bao - năm là: 53,6%. Số bệnh nhân hút dưới 10 bao - năm là rất ít, chỉ có 6 bệnh nhân. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Ngô Quý Châu là đa số bệnh nhân ung thư phổi hút thuốc ở mức độ trên 10 bao - năm, chiếm 58,8% [43].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư phổi ở người cao tuổi điều trị tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 52 - 59)