Hình ảnh minh họa thí nghiệm hiện trường

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng thiết bị khảo sát địa điện (Trang 89 - 91)

Hai mươi bốn điện cực được sử dụng với cấu hình Wenner có khoảng cách a bằng từ 2-5 m. Các điện cực bằng thép thơng thường có chiều dài 30 cm và đường kính 10 mm được kết nối với cáp đa lõi 28 sợi. Các phép đo được thực hiện bởi SuperSting R1 trước và ngay sau đó là thiết bị thử nghiệm cùng một ngày. SuperSting hoạt động theo ngưỡng sai số của tỷ số U/I hoặc hệ số chất lượng đạt dưới 2%, tức nếu kết quả đo có sai số lớn hơn 2% thì phép đo lặp lại, hoặc tăng dòng phát. Thiết bị thử nghiệm được thiết lập số chu kỳ xung là 3 và số lượng mẫu cho mỗi chu kỳ của phép là 600. Với mỗi phép đo, dòng điện được phát vào bề mặt Trái đất thơng qua hai điện cực dịng A, B và chênh lệch điện áp ở hai điện cực thế M, N được thu thập coi như đồng thời với tốc độ lấy mẫu 100 ms trong thời gian thu dài khoảng 180 giây, phụ thuộc vào số lượng dữ liệu cho mỗi điện cực đo lường. Tất cả 84 phép đo được thực hiện tuần tự cho đến khi kết thúc, thời gian cho từng mẫu và cả hai xung chênh lệch dòng điện và điện áp được ghi lại.

Kết quả xử lý dữ liệu 3.1.5.

Hình 3.7a minh họa kết quả điển hình tại một điểm đo ở khu vực (3) - Sơn Tây. Dòng điện phát (màu đỏ) và hiệu điện thế (màu xanh lam) được biểu diễn theo miền thời gian. Nhiễu tần số cao đã được loại bỏ bởi bộ lọc thông thấp 4 Hz ở lối vào của mơ-đun ADAM4012. Biên độ của tín hiệu thu thường nằm trong phạm vi millivolt và bị trôi chậm theo thời gian và nằm trên nền điện áp khá lớn gây bởi điện trường tự nhiên, đôi khi điện áp này vượt quá lối vào của thang đo và phần phềm phải thực hiện quá trình tự động điều chỉnh độ khuếch đại.

Hình 3.7b cho kết quả sau khi loại bỏ dữ liệu đơn lẻ xảy ra trong quá trình quá độ (chuyển - đổi mức dịng phát) và hàm trơi điện áp (hình 3.7c) xử lý bằng hồi quy đa thức bậc 5 với tập con số liệu khi dịng phát I = 0 mA. Hình 3.7d là dữ liệu sau khi loại bỏ thế do điện trường tự nhiên, và do phân cực điện cực gây ra.

Có một sự thay đổi của dòng điện phát trong một số trường hợp là do nguồn phát là nguồn thế và do hiệu ứng phân cực cảm ứng IP xuất hiện khi dòng điện đột ngột bật hoặc tắt. Tuy nhiên, hiệu điện thế phản hồi cũng biến đổi tương ứng với sự thay đổi này, do đó thơng tin thu được vẫn phản ảnh đúng về đối tượng điện trở cần đo.

Từ tập hợp dữ liệu thu được sau khi xử lý, điện trở suất biểu kiến a được ước lượng theo hai cách như trên hình 3.8: (1) hồi quy tuyến tính dựa trên sự tương quan giữa hai biến U và I thu được, và (2) xử lý thống kê theo hàm phân bố Gauss để ước lượng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn . Có sự khác biệt giữa hai giá trị

điện trở ước lượng được với hai trường hợp dòng điện phát thuận và khi bị đảo chiều, sai số này thường khơng loại được hồn tồn do ln có sự khác biệt gây ra bởi sự phân cực giữa các điện cực và môi trường.

(a) Dữ liệu thô (b) Dữ liệu sau khi bỏ kỳ dị (U quá độ)

(c) Đường hồi quy, loại bỏ SP (d) Dữ liệu sau khi loại bỏ SP, phân cực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng thiết bị khảo sát địa điện (Trang 89 - 91)