Nguyên lý hoạt động của nguồn tối ưu năng lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng thiết bị khảo sát địa điện (Trang 99 - 101)

Kết quả thử nghiệm 3.2.3.

Thiết bị ERT thử nghiệmcó cơng suất tiêu thụ 18 W cực đại < 40 W, trong thời gian 180 s cho một phép đo tương ứng với mức năng lượng tối đa 7200 J. Bộ nguồn được chế tạo gồm tấm pin mặt trời có cơng suất 30 W cực đại kích thước 500

x 300 mm, bộ siêu tụ điện có điện áp 12 V, điện dung 430 Fara, năng lượng lưu trữ cực đại là Q=CV2/2 = 31 kJ. Bộ điều khiển nạp điện cho bộ tụ dùng modul MPPT 100|15 của Victron, Hà Lan với điện áp nạp được đặt tối đa 12 Vdc. Mạch điều khiển nguồn kiểu booster dùng IC LT3762 có khả năng hoạt động với điện áp lối vào rất thấp đến 2.5 V, hiệu suất thấp nhất 88% ở điện áp vào 2.5 V (V=9.5 V) và cao nhất 96% ở 12 V để tạo nguồn điện 12 V cho thiết bị ERT. Năng lượng mặt trời được quan trắc dùng cảm biến pyranometer Apogee SL110, các thông số liên quan được đo thông qua bộ thu thập số liệu miniLogger 900 Graphtech, Japan với 8 kênh lối vào độc lập ở tốc độ lấy mẫu 1000 Hz trong thời gian cho một phép đo tương ứng 180 s.

Kết luận

Với kết quả như vậy, ứng dụng bộ nguồn dùng siêu tụ điện và năng lượng mặt trời cho các thiết bị đo, quan trắc dài ngày có kích thích chủ động với cơng suất trung bình, phép đo không quan tâm đến thời gian thực như thiết bị ERT hiện trường là giải pháp tốt, thay thế được cho các bộ nguồn ắc quy có thời gian nạp lâu, kể cả khi dùng năng lượng mặt trời hay phụ thuộc nguồn điện lưới.

3.3. Ƣớc lƣợng mật độ phƣơng tiện cơ giới tham gia giao thông đƣờng bộ Nhiễu địa điện do các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ

3.3.1.

Các khảo sát ERT, EIT thực hiện khu ở khu vực đô thị luôn gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp và các kiến trúc hạ tầng dẫn đến khó thiết kế cấu hình khảo sát, các nguồn nhiễu nhân tạo từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người như các hoạt động giao thông mật độ cao đặc thù cho hoạt động đô thị [87, 153]. Những nhiễu này thường không mong muốn và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của ảnh điện thu được [35, 96, 114, 125, 150].

Các nguồn nhiễu nhân tạo khu vực đơ thị rất khó đánh giá, một số nghiên cứu cũng đã đưa ra những nhận định về các nguồn nhiễu địa điện [153]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thực hiện ở những khu vực khảo sát có mật độ giao thông không cao, khác với hoạt động giao thông tại các khu đô thị lớn ở các nước đang phát triển như Việt Nam, trong khi các nước này đang trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng với tốc độ cao, việc đánh giá ảnh hưởng của nguồn nhiễu này là cần thiết.

Để đánh giá nguồn nhiễu này, hai thí nghiệm được tiến hành: (1) khảo sát hiệu ứng nhiễu địa điện gây ra bởi phương tiện giao thơng, qua đó khẳng định sự ảnh hưởng của hoạt động giao thông tới nhiễu địa điện, (2) quan trắc nhiễu địa điện theo thời gian để đánh giá thống kê về mức nhiễu do phương tiện giao thơng gây ra. Với thí nghiệm (1), phương tiện là ơ-tơ 4 động cơ 1.0 lít, tín hiệu điện từ phát ra bởi phương tiện ơ tơ thơng qua cuộn dây pick-up 200 vịng, đường kính 12 cm đặt trên xe, và tín hiệu địa điện thu được qua hai điện cực cách nhau 4 m cắm dưới đất sát phương tiện. Tốc độ lấy mẫu của bộ DAQ là 10 ksps, đo trong liên tục trong 100 s, tốc độ vòng tua động cơ thay đổi ngẫu nhiên từ 700-2000 vòng/phút (rpm) ở số 0 (neutral).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng thiết bị khảo sát địa điện (Trang 99 - 101)