Thiết bị dùng module ADS1282 EVM và sơ đồi khối

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng thiết bị khảo sát địa điện (Trang 103 - 104)

Do là thiết bị đo phổ nhiễu, do đó nhiễu nền của thiết bị đo được đánh giá trong phịng thí nghiệm bằng cách thu thập dữ liệu khi các lối vào được chập mạch trước cáp và sau 10 m cáp. Sau khoảng thời gian 30 phút warm-up, dữ liệu phân giải 31 bít ở tốc độ 250 sps để bảo đảm độ phân giải cao nhất trong thời gian 1200 s (20 phút) được thu nhận và biểu diễn theo miền thời gian và miền tần số (trung bình của 100 lần). Kết quả minh họa như trên hình 3.16 cho thấy biên độ của nhiễu nền nhỏ hơn 6 Vpp, so với dải đo toàn thang ±2.5 V thì nhiễu nền chỉ khoảng -150

dBFS. Khi thêm cáp ngoài, nhiễu nền xuất hiện thêm ở một số tần số nhưng đáng kể ở tần số mạng điện lưới 50 Hz và 97 Hz.

Hiện trường thí nghiệm được bố trí gần đường giao thông tại 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hai điện cực bằng đồng thau đường kính 5mm được

cắm sâu 30 cm để giảm điện trở do tiếp xúc. Cáp tín hiệu là cáp đồng trục nối từ các điện cực tới bộ DAQ, lớp vỏ cáp được nối với điện cực giữa để tránh ảnh hưởng của điện áp Common-Mode. Dữ liệu được thu thập ở tốc độ lấy mẫu 250 sps, đo liên tục từ 16 h đến 12 h hơm sau qua đó đánh giá thơng tin về nhiễu địa điện khi có và khơng có hoạt động con người gây ra, các gói dữ liệu thu thập được trong từng 1000 s để có thể phân tích được phổ tần số từ 1 mHz đến 125 Hz (dải tần số thông dụng đối với phép đo trở suất phức thực địa).

Theo miền thời gian Theo miền tần số

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng thiết bị khảo sát địa điện (Trang 103 - 104)