Hai cách ước lượng điện trở suất biểu kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng thiết bị khảo sát địa điện (Trang 92 - 93)

Kết quả thu được với một điểm đo điển mình minh họa trên hình 4.8 cho giá trị a như nhau, trong trường hợp này a 45.9 m . Mặc dù có sự bất đối xứng của điện trở suất, hệ số biến thiên Cv với điểm dữ liệu này chỉ xấp xỉ 2,4% với phép tính trung bình và 0.06% với phép hồi quy tuyến tính.. Áp dụng cho nghiên cứu này với 84 điểm dữ liệu được đo ở địa điểm TX Sơn Tây (3), trung bình hệ số biến thiên Cv ~ 3,3% và ~ 1% đã thu được cho tổng dữ liệu tương ứng với hai phương pháp, kết quả hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn ASTM G57 [49], USA và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9432 : 2012 [3]

So sánh kết quả với SuperSting R1, AGI 3.1.6.

Kết quả thu được bằng thiết bị thử nghiệm được so sánh với dữ liệu được đo bằng thiết bị thương mại thơng dụng SuperSting R1, AGI, qua đó mới có thể đánh giá về khả năng áp dụng thực tiễn của thiết bị thử nghiệm. Số liệu so sánh điện trở suất biểu kiến và sai số ước lượng được của phép đo tại mỗi điểm đo ở các khu vực khảo sát. Hình 3.9a là kết quả minh họa sự so sánh của hai giá trị trung bình của điện trở suất biểu kiến được đo bằng hai thiết bị. Kết quả là tương đương nhau trong dải đo được khảo sát khoảng từ 20-90 m tương ứng điện trở suất biểu kiến của

nền đất khu vực Hà Nội, hệ số góc xấp xỉ 1 và hệ số xác định R2

~ 1. Hình 3.9b cho thấy có sự khác biệt nhỏ giữa các giá trị trung bình này xấp xỉ 2,5%. Đó là do sự

khác nhau về sai số hệ thống của thiết bị. Theo đánh giá trước đó mục 3.1.3 được thực hiện với một loạt các điện trở chính xác trong phạm vi từ 10 đến 10000  với

dung sai 0,2%, tổng sai số của thiết bị thử nghiệm nhỏ hơn 1,5%.

Ngoài ra, với thiết bị SuperSting R1, hệ số biến thiên Cv nhỏ hơn 1% và dịng điện phát trung bình khoảng 450 mA (SNR cao, tín hiệu mạnh hơn nền nhiễu), trong khi đó, thiết bị thử nghiệm có Cv nhỏ hơn 3.3% và dịng phát trung bình là 15 mA. Điều đó thể hiện được ưu điểm của phương pháp xử lý dữ liệu sau theo phương pháp trình bày ở mục 3.1.2 đem lại hiệu quả rõ rệt, mức công suất tiêu thụ cho dòng phát nhỏ hơn nhiều so với SuperSting R1. Tuy nhiên, thời gian cho một phép đo với thiết bị thử nghiệm khá dài đến hàng phút, nhược điểm này có thể được khắc phục bằng các module DAQ có tốc độ lấy mẫu cao hơn, ví dụ module ADAM 6017 có tốc độ lấy mẫu đến 100 sps.

(a) tương quan giữa hai kết quả (b) sự sai lệch giá trị trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng thiết bị khảo sát địa điện (Trang 92 - 93)