Phương pháp điều tra xã hội học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông vu gia thu bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai 24001 (Trang 44 - 45)

2.2 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp điều tra xã hội học dựa vào các thông tin nhận được từ phiếu điều tra theo những tiêu chí mà người nghiên cứu cần thu thập. Thông tin có thể được thu thập bằng cách điều tra trực tiếp hoặc là câu hỏi ghi trên phiếu, hoặc là ghi âm, ghi hình dưới hình thức phỏng vấn trên thực địa, vv..

Kết quả điều tra xã hội học được sử dụng trực tiếp để đánh giá các thiệt hại do tai biến gây nên cả trong và sau sự kiện, hay nói cách khác là đánh giá tính dễ bị tổn thương. Phương pháp này có ưu điểm là thơng tin nhận được từ đối tượng chịu rủi ro và có thể cho các nhận định nhanh chóng, rất tiện lợi cho việc lập các báo cáo ước tính thiệt hại (ước tính tổn thương tức thời). Tuy nhiên, để phục vụ việc lập quy hoạch hay xây dựng một chiến lược dài hạn ứng phó với tai biến thì dừng lại ở điều tra xã hội học là chưa đủ. Vấn đề chính là các bộ phiếu này cịn mang tính chủ quan của người hỏi lẫn người trả lời. Các phiếu điều tra nhiều khi cho kết quả khác nhau trước cùng một tai biến phụ thuộc vào trình độ, nhận thức cả chủ thể và khách thể, điều đó làm giảm tính khách quan trong cách giải quyết vấn đề. Thông thường các câu hỏi đặt ra dưới dạng phiếu hay phỏng vấn có thể thiên nặng hay thiên nhẹ đối với một trong các tiêu chí cấu thành tính dễ bị tổn thương, do đó nếu cần đánh giá chi tiết cho từng tiêu chí thì có thể sử dụng theo phương pháp này. Ngược lại, để

đánh giá tổng hợp tính dễ bị tổn thương thì đòi hỏi bộ phiếu cần được xử lý, mà sẽ xét chi tiết ở các mục sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông vu gia thu bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai 24001 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)