3.1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
3.1.1.3 Địa chấ t Thổ nhưỡng
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nằm trong các giới hạn địa tầng của 3 đới kiến tạo là Khâm Đức, A Vương – Sêkơng và Nơng Sơn - Đới Khâm Đức có cấu trúc phức tạp và bị biến cải nhiều lần, đới này bao gồm các phức hệ tiền Cambri, Paleozoi hạ và phức hệ Kainozoi; - Đới A Vương – Sêkông chiếm phần lớn diện tích phía Bắc của lưu vực, hình thành một nếp lớp có trục á vĩ tuyến. Phức hệ này
được đặc trưng bởi tổ hợp đá phun trào mafit xen lẫn trầm tích silic; - Đới Nơng Sơn gồm 4 phức hệ là tiền Cambri, Sericot clorit, Paleozoi thượng – Mesozoi hạ và Mesozoi thượng [35, 48]..
Tính chất nứt nẻ, khả năng thấm nước của lớp đất đá bề mặt và các cấu trúc nâng hạ hiện đại cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tính chất nghiêm trọng của lũ lụt. Với một diện tích khá lớn (80%) bề mặt đá gốc phân bố ở thượng lưu của lưu vực được đặc trưng bởi lớp vỏ phong hóa ferosialit có bề dày mỏng, ít thấm nước; trong khi đó ở vùng hạ lưu các bề mặt đồng bằng tích tụ sơng, sơng - biển, biển được cấu tạo chủ yếu bởi sét bột có bề dày mỏng làm cho khả năng thấm nước yếu dẫn đến hậu quả là tỷ lệ nước chảy tràn trên mặt sẽ tăng lên tính chất nghiêm trọng của lũ lụt [35].
Trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có các nhóm đất chính là đất cồn cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất xám bạc màu, đất phù sa châu thổ, đất vàng và đất mùn đỏ. Những loại đất này có khả năng trữ ẩm kém và tiêu thoát nước nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự khốc liệt của lũ trên lưu vực [35].