Bộ (5) bản đồ tính dễ bị tổn thương lũ lụt trên tiểu lưu vực VG-4

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông vu gia thu bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai 24001 (Trang 131 - 183)

* Nhánh sông Thu Bồn

Nhánh sông Thu Bồn được chia thành 3 tiểu lưu vực, được ký hiệu là TB-1, TB-2 và TB-3 (Hình 3.25).

+ Tiểu lưu vực TB-1 thuộc vùng núi thượng lưu của sông Thu Bồn bao gồm 40 xã của các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức. Cũng giống như vùng thượng lưu của nhánh sơng Vu Gia, tồn bộ tiểu lưu vực không bị ảnh hưởng bởi nguy cơ ngập lụt, hiện trạng sử dụng đất cũng phần lớn là đất rừng và tiêu chí tính nhạy (các đặc trưng kinh tế, xã hội, dân sinh, sinh kế, môi trường) ở mức thấp nên mức độ dễ bị tổn thương cũng ở mức khơng đáng kể và trung bình.

+ Tiểu lưu vực TB-2 thuộc vùng trung lưu của nhánh sông Thu Bồn bao gồm 56 xã thuộc các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn và Hiệp Đức của tỉnh Quảng Nam. Trong đó: 31 xã có mức độ dễ bị tổn thương khơng đáng kể và

trung bình, là các xã khơng chịu tác động bởi nguy lũ lụt vì vậy giá trị nguy cơ lũ

lụt xấp xỉ bằng 0. Phần lớn các xã này cũng thuộc vùng núi, trung du nên hiện trạng sử dụng đất thuộc các nhóm đất có giá trị bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở mức thấp, giá trị độ phơi nhiễm dao động trong khoảng từ 0,17 đến 0,52. Yếu tố quyết định đến mức độ dễ bị tổn thương là không đáng kể hay vừa phải là do giá trị tính nhạy. Các xã ở vùng thấp như ở Duy Xuyên, Thăng Bình hay các thị trấn ở vùng núi có mức độ tính nhạy cao hơn sẽ có mức độ dễ bị tổn thương là trung bình cịn các xã vùng cao như Quế Sơn hay Hiệp Đức sẽ có mức độ dễ bị tổn thương là khơng đáng kể; có 9 xã chịu mức dễ bị tổn thương tương đối lớn và lớn thuộc huyện Duy Xuyên (Duy Hòa, Duy Trung, Duy Tân, Nam Phước), Thăng Bình (Bình Giang) và Quế Sơn (Quế Châu, Quế Long, Quế Phong, Quế Xuân). Chỉ số dễ bị tổn thương các xã này dao động trong khoảng V = 0,38 đến V = 0,51. Đặc biệt, tiểu lưu vực này có 1 phần xã Điện Phong (huyện Điện Bàn) có mức độ dễ bị tổn thương rất lớn với V = 0,62 là vì xã chịu ảnh hưởng bởi cả hai dịng chính sơng Vu Gia và Thu Bồn nên thường xuyên hứng chịu tác động bởi nguy cơ lũ lụt. Trị số nguy cơ lũ ở đây đạt (H=0,70) và tính nhạy ở mức cao (S = 0,58), độ phơi nhiễm (E = 0,50), ngược lại thì khả năng chống chịu ở trung bình. Ngồi ra có 7 xã (nằm trên nhiều tiểu lưu vực) có mức độ

dễ bị tổn thương lớn là Đại Hòa, (huyện Đại Lộc), Điện Phương, Điện Quang (huyện Điện Bàn) và xã Duy Hòa, Duy Tân và Nam Phước (huyện Duy Xuyên) có chỉ số dễ bị tổn thương dao động trong khoảng V = 0,45 đến V = 0,52. Các xã này cũng thuộc các xã thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, yếu tố quyết định đến mức độ dễ bị tổn thương ở đây là trị số nguy cơ lũ lụt, ở Đại Hòa (H = 0,71), Điện Phương (H = 0,66),.. trong khi trị số tính nhạy của Điện Phương (S = 0,49), cịn các xã khác cũng có S > 0,45. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi yếu tố nguy cơ lũ nhưng do điều kiện và khả năng chống chịu của các xã này ở mức trung bình đến tương đối thấp (A = 0,4 đến 0,5) nên dẫn đến mức độ dễ bị tổn thương cao như vậy.

Hình 3.25c. Bản đồ nhạy Hình 3.25d. Bản đồ khả năng chống chịu

+ Tiểu lưu vực TB-3 (Hình 3.26) là tiểu lưu vực thuộc hạ lưu sơng Thu Bồn bao gồm 33 xã/phường thuộc các huyện Điện Bàn, Duy Xun, Ngũ Hành Sơn và tồn bộ diện tích thành phố Hội An. Mức độ dễ bị tổn thương trong tiểu lưu vực này từ trung bình đến rất lớn, chỉ số dễ bị tổn thương dao động trong khoảng V = 0,30 đến 0,62.

Tểu lưu vực TB-3 là vùng hạ lưu sông Thu Bồn nên nhìn chung có mức độ ngập khá cao, giá trị chỉ số nguy cơ lũ lụt trung bình là 0,40, đặc biệt giá trị lớn nhất là 0,70. Ở đây không chỉ chịu tác động bởi lũ lụt từ dịng chảy trong sơng mà cịn chịu ảnh hưởng bởi thủy triều, trong thời gian xuất hiện lũ lụt thủy triều trở thành bức tường ngăn cản q trình thốt lũ trên lưu vực và làm thời gian ngập lũ tăng lên. Khơng chỉ có trị số nguy cơ lũ lụt cao mà tiểu lưu vực này có giá trị độ phơi nhiễm khá cao, vì đây là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là thành phố Hội An nên hiện trạng sử dụng đất phần lớn là đất ở đô thị, sản xuất kinh doanh. Một đặc trưng dễ dàng nhận thấy nữa là khả năng chống chịu của hệ thống, của cộng đồng dân cư trước nguy cơ lũ là khá cao do điều kiện kinh tế, kết cấu hạ tầng cơ sở, trình độ văn hóa, dân trí… đảm bảo khả năng cũng như kinh nghiệm chống lũ hiệu quả. Cụ thể:

- Mức độ dễ bị tổn thương tương đối lớn gồm 18 xã/phường, trong đó 5

phường của thành phố Hội An, 6 xã của huyện Duy Xuyên, 6 xã Điện Bàn và 1 xã thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Đối với thành phố Hội An, đây là điểm cuối của lưu vực sông (cửa Hội) nên thường xuyên phải đương đầu với lũ lụt và phải chống chịu với mức độ ngập lụt là khá cao, thời gian ngập tương đối dài do thủy triều đã ngăn cản q trình tiêu thốt lũ từ dịng chảy sơng, vì vậy trị số nguy cơ lũ lụt ở mức khá cao. Không những vậy, đây là nơi đơ thị hóa phát triển rất cao, đất sử dụng vì vậy có giá trị tổn thương cao trước nguy cơ lũ lụt. Kinh tế phát triển là điều kiện để người dân và chính quyền thực hiện các biện pháp phịng tránh cũng như đối phó hiệu quả với lũ lụt, vì thế khả năng chống chịu ở Hội An là khá cao. Kết cấu hạ tầng tốt, dịch vụ y tế phát triển, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng không nhiều bởi lũ lụt… là những yếu tố làm cho chỉ số tính nhạy với lũ lụt ở mức thấp. Khác với Hội An thì 5

xã ở Duy Xuyên và Đại Lộc dễ bị tổn thương ở mức tương đối lớn là do trị số nguy cơ lũ lụt thấp hơn và tính nhạy cao hơn, khả năng chống chịu cũng thấp hơn ở Hội An.

- Mức độ dễ bị tổn thương lớn gồm 9 xã thuộc của huyện Điện Bàn (6 xã) và 1 xã của huyện Đại Lộc và Hội An (2 phường). Đây là các xã thường xuyên bị ngập mỗi mùa mưa lũ, trị số nguy cơ ngập là khá cao như: Đại Hòa (H = 0,71), Điện Phương (H=0,66),…Chỉ số tính nhạy ở đây cũng ở mức tương đối cao như Điện Thọ, Điện Hồng (S = 0,52)…do sinh kế của người dân là nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, thu nhập còn chưa cao và kết cấu hạ tầng cơ sở cũng ở mức trung bình. Ngược lại thì khả năng chống chịu với lũ lụt của người dân, chính quyền cũng chỉ ở mức trung bình. Vì thế chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt ở các xã trên là khá cao và mức độ dễ bị tổn thương là lớn.

Hình 3.26a. Bản đồ nguy cơ ngập lụt Hình 3.26b. Bản đồ độ phơi nhiễm

Hình 3.26e. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương

Hình 3.26: Bộ (5) bản đồ tính dễ bị tổn thương thuộc tiểu lưu vực TB-3

- Đặc biệt xã Điện Phong có mức độ dễ bị tổn thương rất lớn có 1 phần diện tích thuộc tiểu lưu vực TB-3. đây cũng là xã tương đối nghèo, dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, nhà cửa của người dân cịn ở mức thấp vì thế trị số tính nhạy cũng tương đối cao. Hơn nữa khả năng chống chịu của người dân trước những nguy cơ lũ lụt rất cao này lại khá thấp do điều kiện chống lũ và sự hỗ trợ còn rất hạn chế.

Là vùng hạ lưu tập trung dân cư đông đúc nhưng thường xuyên chịu tác động của lũ lụt và phần lớn diện tích có mức độ dễ bị tổn thương lớn thậm chí là rất lớn thì cần thiết phải được quan tâm phòng chống lũ lụt hiệu quả.

3.4.3 Quy hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn theo chỉ số dễ bị tổn thương Gia - Thu Bồn theo chỉ số dễ bị tổn thương

Trên cơ sở kết quả tính tốn bộ chỉ số, phân tích các tiêu chí và đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt đối với các tiểu lưu vực ở trên, cơng tác quản lý lũ lớn,

quy hoạch phịng chống và giảm nhẹ thiên tai đối với lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn cần lưu ý:

+ Tiểu lưu vực VG-1, VG-2, VG-3: Ngoại trừ một vài xã phía Đơng của huyện Đại Lộc, Hịa Phú huyện Hịa Vang có mức độ dễ bị tổn thương lớn thì các xã cịn lại là tổn thương khơng đáng kể do không phải chịu ảnh hưởng bởi nguy cơ lũ lụt. Vì vậy, có thể quy hoạch các xã phía Tây huyện Đại Lộc như Đại Đồng, Đại Chánh, Đại Lãnh,.. là nơi sơ tán lũ cho các xã có tính dễ bị tổn thương cao ở tiểu lưu vực VG-4 như Đại Cường, Đại Thắng,...

- Ở vùng này hiện nay có nhiều cơng trình thủy lợi đặc biệt là hệ thống thủy điện bậc thang như Sơng Bung 2, sơng Bung 4, A Vương,.. thì việc vận hành có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong cơng tác quy hoạch phịng lũ vùng hạ du. Ngoài ra, việc lựa chọn địa điểm sơ tán lũ cần xem xét đến khả năng ảnh hưởng cục bộ của các cơng trình thủy điện trên.

- Một phần diện tích xã Đại Phong huyện Đại Lộc thuộc tiểu lưu vực VG-3 có mức độ dễ bị tổn thương rất lớn do có nguy cơ ngập lụt cao và tính nhạy lớn thì cần quy hoạch các cơng trình phịng lũ, ngăn lũ phía thượng lưu hiệu quả. Hơn nữa, cần phát triển cơng tác tun truyền phịng tránh lũ, nâng cao nhận thức của người dân, tạo điều kiện và hỗ trợ người dân trong cơng tác phịng chống lũ lụt. Ở địa phương cần xây dựng các phương án phịng tránh lũ trong trường hợp khẩn cấp. Ngồi ra, cần giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp ở địa phương bằng việc tăng tỷ lệ các ngành công nghiệp, dịch vụ hay nghề phụ…để giảm khả năng tổn thương trước những nguy cơ lũ. Đối với ngành giao thông cần xem xét cao trình các cơng trình như đường, cầu…để đảm bảo khơng là “đê” ngăn cản việc thốt lũ ở địa phương.

+ Tiểu lưu vực TB-1, TB-2: là vùng thượng và trung lưu của nhánh sông Thu Bồn, mức độ dễ bị tổn thương ở đây chủ yếu là không đáng kể và vừa phải. Mức độ dễ bị tổn thương tăng dần từ thượng lưu (phía Tây) xuống trung lưu (phía Đơng), các xã ở Duy Xuyên, Thăng Bình đã chịu ảnh hưởng bởi ngập lụt nên có mức độ dễ bị tổn thương tương đối lớn và lớn. Ngồi ra một phần diện tích hai xã Đại Minh và Điện Phong phía hạ lưu có mức độ dễ bị tổn thương rất lớn. Còn lại ở khu vực này,

phần lớn không bị ngập, trị số tính nhạy khơng cao là yếu tố chính giúp cho mức độ dễ bị tổn thương ở mức thấp, vì vậy quy hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai để khơng làm tăng tính dễ bị tổn thương của vùng này cần lưu ý:

- Trên thượng lưu của sông Thu Bồn hiện có hai nhà máy thủy điện đang hoạt động là thủy điện Sông Tranh 2 và thủy điện Đắk Mi 4 vì vậy để tránh gây lũ lụt cục bộ làm trị số nguy cơ lũ lụt tăng lên ở vùng này thì cần thiết phải có quy trình vận hành phù hợp và hiệu quả, đặc biệt trong mùa mưa lũ.

- Yếu tố mặt đệm (rừng) ở đây là rất quan trọng đối với quá trình hình thành dịng chảy lũ, trong khi người dân ở vùng cao vẫn sống du canh, du cư rất nhiều sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc giữ gìn và bảo vệ rừng hiện có. Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách và quy hoạch kết cấu hạ tầng, y tế… đối với vấn đề dân sinh, xã hội ở từng vùng cụ thể để đảm bảo khơng làm tăng tính nhạy trước các nguy cơ lũ lụt của người dân trong vùng.

- Quy hoạch đường xá, giao thông cần cân nhắc đến đa mục tiêu, vừa phòng ngừa lũ lên nhanh gây lũ cục bộ và vừa là hạ tầng vững trắc phục vụ đi lại của người dân mỗi khi có lũ.

- Một số xã ở trung du cần quy hoạch vùng trồng, diện tích gieo trồng phù hợp và cần giảm tỷ trọng này trong tương lai để tránh sự phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên đối với sinh kế của người dân.

- Có thể quy hoạch các khu tránh lũ ở khu vực này cho người dân ở vùng hạ lưu (TB-3) có mức độ dễ bị tổn thương cao để thuận tiện cho việc sơ tán và đảm bảo cuộc sống cũng như bảo vệ tài sản của người dân khi lũ lụt xảy ra.

+ Tiểu lưu vực VG-4: là vùng bao gồm gần như hoàn toàn thành phố Đà Nẵng – là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả vùng miền Trung, vì vậy quy hoạch phịng tránh lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt gây ra là rất quan trọng. Đây là vùng hạ lưu của nhánh sông Vu Gia, thường xuyên phải hứng chịu lũ lụt và mức độ ngập khá cao gây ra mức độ dễ bị tổn thương ở mức lớn và rất lớn, đặc biệt là một số xã của huyện Hịa Vang và huyện Đại Lộc. Vì vậy quy hoạch phát triển kinh tế

xã hội vùng này cần lưu ý:

- Quy hoạch giao thơng cần cân nhắc đến cao trình đường để tránh việc đường trở thành đê ngăn cản sự tiêu thoát lũ vùng hạ du.

- Giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại… để tránh bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt.

- Tăng cường các biện pháp, cơng trình chống lũ cho người dân cũng như hỗ trợ hiệu quả cho người dân chống lũ.

- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng trong q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa cũng cần cân nhắc đến vấn đề tiêu thoát lũ, phòng lũ và quản lý lũ lớn ở địa phương.

+ Tiểu lưu vực TB-3: là vùng bao gồm các địa phương có điều kiện kinh tế

phát triển, là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng như thành phố Hội An. Do ở hạ lưu nên mức độ ảnh hưởng bởi lũ lụt là rất lớn vì thế mức độ dễ bị tổn thương cũng ở mức cao. Đặc biệt sự phát triển ở đây luôn gắn liền với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng là q trình ln gây ra những tổn thương nhất định trước nguy cơ lũ lụt. Vì vậy quy hoạch ở đây cũng cần chú trọng:

- Phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại và đặc biệt là nghề phụ thay thế dần các ngành trồng trọt, chăn nuôi.

- Chú trọng đến các đặc trưng tính nhạy (dân sinh, kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục..) làm giảm tính tổn thương trước nguy cơ lũ lụt của người dân và cộng đồng.

- Phát triển cơ sở hạ tầng (giao thơng) có thể là tác nhân gây khó khăn trong việc thốt lũ và gây ngập úng cục bộ, vì vậy cần xem xét đến yếu tố lũ lụt trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này.

* *

Như vậy, với kết quả đã tính tốn, phân tích và đánh giá cho thấy bộ tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đã thiết lập là phù hợp với điều kiện lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Bộ bản đồ gồm: bản đồ nguy cơ ngập lụt, độ phơi nhiễm, tính nhạy, khả năng chống chịu và bản đồ mức độ dễ bị tổn thương đã được xây dựng dựa trên bộ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông vu gia thu bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai 24001 (Trang 131 - 183)