Địa hình – Địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông vu gia thu bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai 24001 (Trang 66 - 67)

3.1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

3.1.1.2 Địa hình – Địa mạo

Địa hình lưu vực sơng Vu Gia - Thu Bồn biến đổi khá phức tạp và bị chia cắt mạnh, địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đơng, có đầy đủ các kiểu cảnh quan địa hình từ kiểu núi cao phía Tây, trung du ở giữa, dải đồng bằng và cồn cát ven biển. Địa hình vùng núi có độ cao trung bình từ 700 - 800m, địa hình vùng gị đồi có độ cao trung bình từ 100 - 200m có dạng hình bát úp và lượn sóng, vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng, có độ cao dưới 30m gồm những dải đồng bằng nhỏ hẹp phía Đơng và vùng cồn cát, bãi cát ven biển [35, 48].

Với địa hình có núi cao, các sơng ngắn có hướng chủ yếu Tây Nam – Đông Bắc, đổ ra biển, lưu vực nhỏ, lòng sơng hẹp và có độ dốc lớn, nên với lượng mưa lớn như vậy trút xuống là điều kiện gây nên lũ lớn, lũ lên rất nhanh và sức tàn phá rất khốc liệt. Các sườn núi thường dốc trên 350, chiều dài các sông đều ngắn. Những điều kiện này của địa hình khơng chỉ làm cho nước lũ lên nhanh ở thượng lưu và gây úng ngập ở vùng hạ lưu. Các hoạt động của sóng, thủy triều, các dịng bồi tích ven biển, cát bay, cát thổi là những điều kiện cản trở dòng chảy gây nên úng ngập vùng hạ lưu khi có mưa lớn (hạn chế khả năng thoát lũ) [35, 48].

Một trong những nguyên nhân khác tác động tới q trình tiêu thốt lũ vùng cửa sông liên quan tới địa hình đó là hệ thống các nhánh sông vùng cửa sông Vu Gia - Thu Bồn thể hiện kiểu phân nhánh khá điển hình, đặc trưng cho mơi trường trầm tích với nguồn cung cấp bồi tích lớn, tỷ lệ trầm tích đáy so với tổng lượng bồi tích cao và độ uốn khúc, độ ổn định của dịng chảy thấp. Chính hiện tượng sơng uốn khúc mạnh đoạn từ nơi hai con sông Vu Gia và Thu Bồn gặp nhau đến Câu Lâu trên sông Thu Bồn và ở nhiều khúc uốn sông cổ phân bố trên bề mặt tích tụ sơng - biển ở Điện Bàn và nhiều nơi khác ở đồng bằng Quảng Nam đã làm tăng q trình tích

tụ trầm tích đáy, tạo các bãi bồi giữa lòng, giảm độ dốc cục bộ của bề mặt dòng chảy, làm đáy sông bị nâng cao dần và hậu quả là tạo sự cản trở dòng chảy, tăng nguy cơ ngập lụt do hoạt động chảy tràn ra 2 bên bờ sơng [35] (Hình 3.2).

Hình 3.2. Bản đồ địa hình lưu vực sơng Vu Gia - Thu Bồn

Nguồn: Atlat 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông vu gia thu bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai 24001 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)