Kiểm tra khuôn

Một phần của tài liệu Tổng Quan Về Dập Nguội Thiết Kế Khuôn Mẫu (Trang 95 - 96)

CHƯƠNG 3 : TÍNH TỐN THIẾT KẾ KHN DẬP

4.3. Kiểm tra khuôn

Q trình kiểm tra khn được tiến hành theo hai bước.

Kiểm tra tồn bộ kết cấu kích thước cơ bản của khn để phát hiện những sai sót trong q trình lắp ráp như : tọa độ giữa các chày, tọa độ giữa các chày và trụ dẫn hướng với cuống khuôn, giữa lỗ cối và các bộ phận định vị, dẫn phôi liệu. Bước này kiểm tra khái qt để phát hiện những sai sót trong q trình lắp ráp.

Dập thử một vài sản phẩm để thơng qua đó đánh giá chất lượng lắp ráp, nếu hình dáng, kích thước và các u cầu khác của sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật thì chất lượng lắp ráp của khuôn tốt, cách này được tiến hành khi gá lắp khuôn trên máy dập thử.

Gá khuôn trên máy dập là công việc hết sức quan trọng. Trước tiên phải xác định khuôn dập được thiết kế để dập trên máy nào? Điều chỉnh cho đầu trượt máy xuống vị trí thấp nhất, nới lỏng vít của tấm kẹp cuống khuôn. Lau sạch bàn máy, tra dầu vào các bộ phận và các vị trí cần thiết.

Khi lắp khn lên máy ép trục khuỷu, nếu khn có bộ phận dẫn hướng thì lắp tồn bộ nửa khn trên vào nửa khuôn dưới. Dùng hai miếng căn có kích thước bằng nhau, đặt vào khoảng cách giữa đế khuôn trên và đế khn dưới, kích thước miếng căn phải đảm bảo làm sao cho chày nằm sâu vào lỗ cối từ (4÷6) mm. Đặt khn lên bàn máy, điều chỉnh cho cuống khn nằm lọt vào vị trí bắt cuống khn của đầu trượt máy dập. Điều chỉnh cho mặt đầu của đầu trượt máy tiến xuống ép sát với mặt trên của đế khuôn trên để kẹp chặt cuống khuôn vào đầu trượt máy tiến xuống ép sát với mặt trên của đế khuôn trên để kẹp chặt cuống khuôn vào đầu trượt máy, sau đó tiếp tục cho đầu trượt máy đi xuống để kẹp chặt cuống khn ở vị trí xác định( chú ý điều chỉnh đầu trượt máy đi xuống bằng tay quay bánh đà).

Kẹp chặt đế khn dưới bằng bu lơng hoặc bích gá xuống bàn máy dập. Điều chỉnh cho đầu máy đi lên đi xuống nhiều lần ( dùng tay quay bánh đà). Nếu thấy khe hở của chày và cối khơng đều hoặc sai lệch thì chỉnh lại. Sau khi điều chỉnh xong độ sâu giữa chày và cối, bỏ căn đệm giữa đế khuôn trên và đế khuôn dưới, cố định lại đai ốc đầu trượt, dùng tay quay bánh đà để dập thử.

Căn chỉnh khuôn bằng tay ở chế độ chỉnh: Thử để lấy sản phẩm. Có thể lấy giấy hoặc bìa trước sau đó cắt vật liệu theo u cầu. Khi đạt yêu cầu mới cho máy chạy đơn nhác hoặc liên tục.

Nếu khe hở đều và đúng trị số thì mặt cắt của giấy hoặc bìa các tơng sẽ nhẵn và được cắt đều trên toàn bộ chu vi lưỡi cắt của cối.

96

Nếu giấy hoặc bìa các tơng bị nhăn, nát, mặt cắt khơng nhẵn thì khe hở z khơng đều hoặc trị số khe hở không đúng hay do chày bị xiên.

Nếu khe hở hợp lý, mặt nhẵn thì cho dập thử một vài sản phẩm. Những sản phẩm dập giống nhau đạt u cầu thì khn đó hồn chỉnh và đảm bảo chất lượng. Thử khuôn trên máy dập cho phép phát hiện được những thiếu xót về kết cấu, những thiếu xót đó được sửa lại bằng cách ghi vào bản vẽ, cịn sai sót thuộc phạm vi chế tạo và lắp ráp thì do người thợ chế tạo, lắp ráp tự sửa chữa dưới sự hướng dẫn của người kiểm tra.

Những sai sót thường gặp khi thử khn

Chất lượng mặt cắt sản phẩm xấu và có bavia. Ngun nhân chính: Do tình trạng lưỡi cắt của chày và cối không sắc, khe hở z quá lớn.

Sản phẩm bị cong vênh hoặc rách,bavia không đều. Nguyên nhân: Do chày bị nghiêng so với lỗ cối, lưỡi cắt của chày và cối bị cùn, khe hở Z khơng đều.

Sản phẩm, lỗ thốt phế liệu nằm trong lỗ cối. Nguyên nhân: Do lỗ thoát phế liệu nhỏ.

Dẫn hướng và các bộ trượt của khn bị mài mịn làm cho chày đi vào trong cối khơng chính xác, khe hở chày cối khơng đều.

Tất cả các dạng hư hỏng trên của khuôn dập làm cho sản phẩm bị phế phẩm như cong vênh, kích thước thay đổi, sản phẩm bị rách thủng, hoặc có thể gây ra hỏng máy, hỏng tồn bộ khn gây tai nạn lao động.

Một phần của tài liệu Tổng Quan Về Dập Nguội Thiết Kế Khuôn Mẫu (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)