Các phương pháp sửa chữa và khắc phục khuôn dập tấm

Một phần của tài liệu Tổng Quan Về Dập Nguội Thiết Kế Khuôn Mẫu (Trang 96 - 103)

CHƯƠNG 3 : TÍNH TỐN THIẾT KẾ KHN DẬP

4.4. Các phương pháp sửa chữa và khắc phục khuôn dập tấm

Quy trình sửa chữa khn căn cứ vào mức độ hư hỏng và khối lượng công việc để quyết định phương pháp sửa chữa.

Sửa chữa theo định kì hoặc theo chất lượng sản phẩm tạo ra: Loại sửa này khi thấy khuôn bị cùn lưỡi cắt gây ra bavia, các chi tiết phụ trợ như lò xo bị lún, chốt định vị, bu lông kẹp bị hỏng. Tiến hành thay thế các chi tiết bị hỏng, mài lại các lưỡi cắt của chày cối, thay thế chốt định vị, lị xo và bu lơng. Khối lượng sửa chữa không vượt quá 15% tổng các chi tiết trong khuôn. Việc sửa chữa có thể ngay trên máy hoặc nơi làm việc.

Sửa chữa vừa: Tiến hành thay thế từ (25÷ 30 %) tổng khối lượng các chi tiết trong khuôn. Sửa chữa được tiến hành trong phân xưởng sửa chữa.

Sửa chữa lớn: Mức độ hư hỏng của khuôn nhiều, phải tháo tồn bộ khn để sửa chữa hoặc thay thế 50% số chi tiết hoặc bộ phận chính của khn.

Khối lượng lao động sửa chữa chiếm (60 ÷ 70)% khối lượng lao động chế tạo khn mới. Sửa chữa lớn được tiến hành trong phân xưởng dụng cụ với thời gian sửa chữa dài. Khi sửa chữa, người thợ phải căn cứ vào bản kê khai tình trạng hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng đồng thời kết hợp với nhận xét chất lượng của chi tiết dập ra từ khuôn để quyết định phương pháp sửa chữa và quy trình hợp lý, đảm bảo thời gian, khối lượng và chất lượng sản phẩm sửa chữa.

97

Sửa chữa lưỡi cắt chày – cối

Khi lưỡi cắt của chày hoặc cối bị cùn:

+ Tháo hai nửa khuôn ra mài sắc lại chày cối trên máy mài hạt phẳng khoảng 0,1 ÷ 0,15 mm, cối và chày bị mịn có thể mài từ 10 đến 25 lần. Khi lưỡi cắt của chày và cối bị mẻ: Dùng hai phương pháp

+ Phương pháp thay thế: Khi chày hoặc cối bị mẻ quá lớn. Ta thường chế tạo các bộ chày cối dự phòng để sẵn sàng thay thế khi cần thiết.

Phương pháp hàn đắp với quy trình: + Ủ non (ít sử dụng)

+ Phay hoặc đục rãnh trên chày cối mẻ.

+ Chế tạo miếng ghép cùng kích thước và hình dáng, cùng loại vật liệu. + Khi lắp ghép dùng ngọn lửa hàn nung cục bộ để lắp chặt.

Trước khi hàn đắp, tháo rời cối hoặc chày ra khỏi khuôn đưa lên máy mài mài mất phần lưỡi cắt bị mẻ tạo thành mặt vát nghiêng 30˚. Đồng thời chiều dài từ miệng cối hoặc chày tới đỉnh góc vát ít nhất là 7mm, cũng có thể để nguyên chày hoặc cối trong khuôn, dùng đá mài mài vát miệng chày cối. Sau khi vát miệng, dùng que hàn có vật liệu giống như vật liệu làm chày cối hoặc dùng que hàn thép hợp kim cứng hàn đắp lên phần chày cối được mài vát. Hàn xong gia công lại chày và cối rồi nhiệt luyện, công việc cuối cùng là dùng bột mài nghiền và dụng cụ mài gia cơng chính xác phần kim loại được hàn đắp.

Sửa chữa cối bị rạn nứt:

+ Đối với cối bị rạn nứt ở một hoặc hai vị trí với mức độ ít thì chế tạo một vành đai bằng thép có kích thước lỗ đai nhỏ hơn kích thước bao quanh của cối. Nung nóng đai thép đến nhiệt độ cần thiết, đặt cối vào trong lỗ của đai thép, khi đai thép nguội hồn tồn thì cối sẽ được ép chặt vào trong đai.

+ Trường hợp cối bị nứt dài phải ủ non lại cối, sau đó dùng mũi khoan Ø 3 hoặc Ø4 khoan một lỗ phía chân vết nứt để cho vết nứt không phát triển thêm. Dùng que hàn có cùng tính chất vật liệu làm cối hàn liền các vết nứt trên cối gia cơng, sau đó nhiệt luyện như cối mới, đồng thời làm một vành thép để đai chặt cối.

+ Đối với một số khn có lịng thành khn bị vỡ hoặc tróc ra từng mảng.

+ Dùng máy mài trục mềm mài hết phần tróc rỗ. Dùng phương pháp hàn có khí bảo vệ sau đó gia cơng lại lịng cối.

98

+ Trong quá trình cắt, cối chày bị rung động là do quá trình lắp ghép cối với áo cối, chày với áo chày không tốt, cần phải sửa chữa với phương pháp sau:

+ Chấn lại vị trí của các chày với áo chày: sử dụng các mũi đột chấn vào đế chày để ép chặt chày lắp vào áo chày.

+ Đổ lại hợp kim nóng chảy vào giữa hai chi tiết.

+ Nếu bộ phận dẫn hướng khơng tốt hoặc rơi lỏng thì phải thay thế lại các chi tiết cho phù hợp.

Kết luận chương 4:

Tổng kết lại chương 4 cho ta biết yêu cầu kĩ thuật khi lắp ráp khn như các kích thước, dung sai phải được đảm bảo nằm trong miền cho phép, các kích thước vị trí tương quan, độ bóng, độ nhám đúng với bản vẽ chế tạo. Quy trình lắp ráp khn cũng phải đúng trình tự, lắp các cụm chày cối trước, sau đó lắp cối lên máy và kẹp chặt, cuối cùng điều chỉnh cối với chày cho ăn khớp với nhau và kẹp chặt cối. Phương pháp sửa chữa khuôn cũng chia làm 2 phương pháp là thay thế hoặc sửa chữa tùy thuộc vào mức độ hỏng của khuôn.

99

KẾTLUẬN

Sau quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp thiết kế và chế tạo bộ khuôn dập cho chi tiết gối đỡ van điện khí .Đề tài đã đạt được kết quả:

Phân tích cơ sở lý thuyết,

Thiết kế bộ khn, mơ phỏng q trình dập, Gia công khuôn và dập thử sản phẩm.

Sản phẩm sau khi dập và xử lý hậu gia công đã đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật của sản phẩm đề ra.

Kết quả của quá trình dập thử cho thấy sự phù hợp giữa kết quả mô phỏng và kết quả thực nghiệm.

Với những kết quả đạt được như trên, nhóm sinh viên đã thực hiện đầy đủ các nội dung nhiệm vụ của đề tài tốt nghiệp. Tuy nhiên kết quả trên vẫn chưa là hoàn hảo nhất, do thời gian hạn hẹp nên vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau:

Sản phẩm vẫn cịn bavia, tốn thêm ngun cơng sau gia cơng. Chưa có hệ thống cấp phơi tự động .

Với mong muốn đề tài ngày càng hoàn thiện hơn, mong rằng các nghiên cứu sau sẽ giúp để tài giải quyết được những vấn đề trên.

Phương hướng phát triển:

- Phát triển hệ thống cấp phôi tự động. - Thay đổi khuôn để dập liên hoàn.

100

TÀILIỆUTHAMKHẢO

[1] V.L MARTRENCO (2005) – L.I Rudman – Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm - Nhà xuất bản Hải Phịng.

[2] TƠN N (1974)– Công nghệ dập nguội – Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội

[3] NGUYỄN MẬU ĐẰNG (2006)– Cơng nghệ tạo hình kim loại tấm – Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội

[4] NINH ĐỨC TỐN (2005)– Sổ tay dung sai lắp ghép – Nhà xuất bản Giáo Dục [5] LÊ HỒNG TUẤN & BÙI CƠNG THÀNH (2001) - Sức bền vật liệu tập 1,2 – Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật

[6] McGRAW-HILL (2006)– Handbooks of die design (Second Edition)

[7] GS.TS NGUYỄN ĐẮC LỘC (2006)- Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1,2,3 – Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật

[8] GS.TS TRẦN VĂN ĐỊCH (2007)– Hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế

tạo máy – Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật

[9] GS.TS.TRẦN VĂN ĐỊCH & PGS.TS.NGƠ TRÍ PHÚC (2006)- Sổ tay thép

thế giới - Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật

[10] TS. LÊ TRUNG KIÊN & ThS. LÊ GIA BẢO (2016)- Thiết kế và chế tạo khuôn dập - Nhà Xuất Bản Bách Khoa Hà Nội

[11] PHẠM THỊ HẰNG (2010)- Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu quy trình

cơng nghệ thấm Nito thể khí cho thép SKD11 dùng làm khn dập nguội – Trương Đại

Học Nông Nghiệp Hà Nội

101

Phụ lục

Một số hình ảnh thực tế sau khi gia công sản phẩm

102

103

Một phần của tài liệu Tổng Quan Về Dập Nguội Thiết Kế Khuôn Mẫu (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)