Tạp chí Toà án 2007, số 9, tr

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)

I Thực tiễn áp dụng tội cướp giật tài sản và một số vấn đề bất cập 1 Việc định tội danh còn thiếu thống nhất.

1 Tạp chí Toà án 2007, số 9, tr

Quan điểm thứ nhất cho rằng, A và B chỉ phạm tội thuộc Điểm d Khoản 2 Điều 136 BLHS 1999 với tình tiết tăng nặng là: “dùng thủ đoạn nguy hiểm”, đó là dùng mô tô phân phối lớn để thực hiện hành vi cướp giật tài sản của chị H.

Quan điểm thứ hai cho rằng, A và B phạm tội thuộc Điểm a, Điểm d Khoản 2 Điều 136 BLHS 1999. Và cho rằng, A và B thuộc hình thức “phạm tội có tổ chức” với việc hành vi phạm tội được thực hiện dựa trên việc A là chủ mưu vụ việc, đã có sự bàn bạc là “giật điện thoại” và thực tế là đã lấy được điện thoại của chị H.

Theo nhận thức của chúng tôi, quan điểm thứ hai với tình tiết tăng nặng thuộc Điểm a, Điểm d Khoản 2 Điều 136 BLHS 1999 là không hợp lý. Đó là tình tiết “phạm tội có tổ chức”. Bởi theo Khoản 3 Điều 20 BLHS1999: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. “Phạm tội có tổ chức” với dấu hiệu đặc trưng là nhóm phạm tội được hình thành do một hoặc một số người đứng ra rủ rê tập hợp với phương hướng hành động có tính chất lâu dài, bền vững. Hành vi A bàn bạc B “giật điện thoại” không thể coi là hình thức phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ, có sự chuẩn bị đầy đủ phương tiện cũng như thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Mặc dù A và B có sự bàn bạc, phân công công việc nhưng đó không phải là phương hướng hành động có tính chất lâu dài, bền vững cũng như không tồn tại quan hệ chỉ huy thống nhất, quan hệ phục tùng. Do vậy, quan điểm thứ hai cho rằng vụ án thuộc trường hợp “phạm tội có tổ chức” là chưa chính xác mà chỉ coi đây là một vụ đồng phạm đơn giản. Các tình tiết tăng nặng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hình phạt đối với tội phạm nói chung tội cướp giật tài sản nói riêng. Các tình tiết xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội gây ra, từ đó là cơ sở cho việc áp dụng hình phạt. Chính vì vậy, cần phải hiểu đúng và áp dụng một cách chính xác, tránh trường hợp suy diễn.

Vấn đề định tội danh chưa thống nhất, vấn đề áp dụng tình tiết tăng nặng trong tội cướp giật tài sản thiếu chính xác đã dẫn đến hệ lụy là việc áp dụng hình phạt chính chưa được phù hợp. “Sai lầm trong định tội làm cho việc quyết định hình phạt không phù hợp với hành vi đã thực hiện, làm cho bị cáo phải gánh chịu những hậu quả pháp lý không đáng phải gánh chịu thì sai lầm

đó đã vi phạm một cách thô bạo các lợi ích hợp pháp của người bị kết án”1.

Ngay như ví dụ về việc định tội danh không thống nhất của vụ án anh Hoàng Văn H nêu trên, nếu xét xử anh H theo quan điểm tại Điều 137 BLHS 1999 với tội danh “tội công nhiên chiếm đoạt tài sản” hoặc theo quan điểm tại Điều 139 BLHS 1999 với tội: “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì hình phạt mà anh H phải chịu sẽ khác với hình phạt mà H phải chịu với tội danh “tội cướp giật tài sản” theo Điều 136 BLHS 1999. Điều này là không phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo gây ra cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích những người liên quan. Chính vì vậy, thực tiễn đặt ra là cần có những qui định pháp luật phù hợp để giúp việc định tội danh cũng như áp dụng các tình tiết định khung chính xác, để từ đó có những quyết định hình phạt đúng pháp luật

II.Một số đề xuất, kiến nghị

Dựa trên việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn áp dụng lý luận, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

-Thứ nhất: Cần phải mô tả cụ thể và rõ ràng hành vi khách quan của về tội cướp giật tài sản.

Khoản 1 Điều 136 BLHS 1999 chỉ qui định: “Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Qui định này không mô tả hành vi khách quan, không nêu rõ ràng, cụ thể nên việc vận dụng đề xuất xử lý của mỗi địa phương còn tuỳ tiện, thiếu nhất quán làm cho kẻ xấu lợi dụng hoặc gây khó khăn trong quá trình xử lý.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w