Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 31)

II. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất

7. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng

Gía trị tài sản chiếm đoạt được cơ quan tư pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá nếu cơ quan tư pháp không tự mình xác định được thì phải trưng cầu giám định. Khi xác định giá trị tài sản cần phải xác định dựa trên căn cứ giá thị trường tại thời điểm phạm tội

Mặc dù điều luật chỉ qui định chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu mới thuộc trường hợp phạm tội này nhưng theo Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp số 02/2001/TTLT – VKSNDTC - BCA - BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn: chỉ cần xác định người phạm tội có ý định cướp giật tài sản có giá trị như trên cũng đã bị truy cứu TNHS theo Khoản 2 Điều 136 BLHS 1999 (không phụ thuộc vào việc đã chiếm đoạt hoặc chưa chiếm đoạt được)

Ví dụ:

A thấy B trả nợ C 50 triệu đồng tại quán lưu niệm và thấy C bỏ vào túi đen. A liền nảy sinh ý định cướp tài sản của C. A lấy xe máy đi theo C, rồi cướp lấy tài sản. Tuy nhiên, lúc mở túi, A không thấy có tiền vì C đã để túi đó vào trong cốp. A bị bắt, tuy không lấy được 50 triệu đồng nhưng A vẫn bị TCTNHS thuộc Điểm g Khoản 2 Điều 136 BLHS 1999.

Hoặc: Cũng tình huống như trên nhưng giả sử D giật túi của M vì theo dõi thấy M có 50 triệu đồng nhưng khi mở túi của M thì có 50 triệu đồng và

10 cây vàng. Xung quanh việc xác định giá trị tài sản D chiếm đoạt có 2 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Căn cứ Mục 2 Chương III Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp số 02/2001/TTLT - VKSNDTC - BCA - BTP ngày 25/12/2001 qui định: “Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm sở hữu.” Theo đó, giá trị tài sản mà D chiếm đoạt là 50 triệu đồng, vì theo ý thức chủ quan của D nghĩ là trong túi chỉ có 50 triệu đồng. Khi đó, D phạm tội thuộc Điểm g Khoản 2 Điều 136 BLHS 1999.

Quan điểm thứ hai: Căn cứ Mục 3 Chương II Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp số 02/2001/TTLT - VKSNDTC - BCA - BTP ngày 25/12/2001 qui định: “Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản, nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị xâm phạm (trị giá bao nhiêu cũng được) thì lấy giá thị trường của tài sản bị xâm phạm tại địa phương tại thời điểm bị xâm hại để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm sở hữu”. Theo đó, giá trị tài sản mà D chiếm đoạt phải căn cứ vào thực tế giá trị tài sản D đã xâm phạm, tức là 50 triệu và 10 cây vàng. Khi đó, D phạm tội thuộc Điểm b Khoản 3 Điều 136 BLHS 1999.

Theo chúng tôi, chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai. Vì trong trường hợp này, tuy D có ý định chủ quan xâm phạm ngay từ đầu tài sản trị giá 50 triệu đồng nhưng thực tế D đã xâm phạm tài sản giá trị lớn hơn. D phải chịu hình phạt tương xứng với hậu quả mà hành vi chiếm đoạt tài sản của D gây ra. Vì vậy, theo chúng tôi thì D phạm tội thuộc Điểm g Khoản 2 Điều 136 BLHS 1999.

Qua ví dụ trên cho thấy, việc xác định giá trị tài sản chiếm đoạt dựa trên ý thức chủ quan của người phạm tội hay dựa trên giá trị tài sản chiếm đoạt thực tế vẫn chưa được thống nhất. Vì vậy, theo chúng tôi nên có một văn bản quy định rõ ràng hơn từng trường hợp, từ đó giúp việc áp dụng luật vào thực tiễn được chính xác.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w