DÒ TÌM VÀ SỬA LỖ
9.4 Kỹ thuật LRC (Longitudinal Redundancy Check)
Trong kỹ thuật LRC, một khối các bit được tổ chức trong một bảng (các hàng và các cột). Ví dụ, thay vì gửi một khối 32 bit, chúng ta tổ chức chúng thành trong một bảng tạo bởi 4 hàng và 8 cột, như được thể hiện trong hình 9.7. Sau đó chúng ta tính toán bit chẵn lẻ cho từng cột và tạo ra một hàng mới 8 bit, các hàng đó là các bit kiểm tra tính chẵn lẻ cho toàn khối. Chú ý là bit chẵn lẻ đầu tiên trong hàng thứ 5 được tính dựa vào tất cả các bit đầu tiên. Bit chẵn lẻ thứ 2 được tính toán dựa trên trên tất cả các bit thứ 2, vân vân…
Sau đó chúng ta có thể đính kèm 8 bit chẵn lẻ vào dữ liệu gốc và gửi chúng tới bên nhận.
Hình 9.7 LRC
Trong kỹ thuật kiểm tra LRC, một khối các bit được chia thành các hàng và một hàng các bit dư thừa được thêm vào toàn khối.
Hình 9.4
Giả sử khối sau được gửi đi
10101001 00111001 11011101 11100111 10101010(LRC) (LRC) Tuy nhiên, nó gặp phải nhiều có độ dài 8 bit, và một số bit bị hưu hại 10100011 10001001 11011101 11100111 10101010
(LRC) Khi bên nhận kiểm tra LRC, một số bit không theo nguyên tắc chẵn-lẻ (even-parity) và toàn bộ khối bị loại bỏ (sự không so khớp được thể hiện ở dưới dạng in đậm)
10100011 10001001 11011101 11100111 10101010(LRC) (LRC)
Hiệu quả của kỹ thuật LRC
LRC là kỹ thuật tăng cường khả năng dò tìm các lỗi bit hàng loạt. Như ví dụ trước chúng ta đã thấy, một LRC của n bit có thể dễ dàng dò tìm một lỗi loạt bit của n bit. Một lỗi hàng loạt của nhiều hơn n bit cũng được dò tìm qua LRC với khả quan rất cao. Tuy nhiên, khi ở đó có một mẫu các bit vẫn chưa khắc phục được. Nếu 2 bit trong một đơn vị dữ liệu bịt thay đổi và hai bit ở cùng đúng vị trí trong đơn vị dữ liệu khác cũng bị hưu hại, Bộ kiểm tra LRC sẽ không dò tìm thấy lỗi. Ví dụ, ay xem xét có 2 đơn vị dữ liệu: 11110000 và 11000011. Nếu các bit đầu tiên và các bit cuối cùng trong từng đơn vị dữ liệu đó bị thay đổi, tạo ra các đơn vị dữ liệu được đọc là 01110001 và 01000010, lỗi đó không thể được dò tìm bởi LRC.