PHƯƠNG PHÁP GHÉP KÊNH THEO SÓNG ÁNH SÁN G WDM (Wave Division Multiplexing)

Một phần của tài liệu Giáo Trình Truyền Thông Mạng Máy Tính, Mô Hình OSI (Trang 39 - 40)

GHÉP KÊNH – MULTIPLEXING

8.3PHƯƠNG PHÁP GHÉP KÊNH THEO SÓNG ÁNH SÁN G WDM (Wave Division Multiplexing)

(Wave Division Multiplexing)

WDM là một khái niệm giống như FDM, ngoại trừ việc ghép và tách kênh trên các tín hiệu ánh sáng được truyền qua các đường cáp quang. Ý tưởng cũng giống như việc chúng ta tập hợp các tín hiệu khác nhau của các tần số khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau ở chỗ các tần số là rất cao.

Hình 8.8 cho chúng ta cái nhìn khái quát về bộ ghép và tách kênh WDM. Các băng tần rất hẹp của ánh sáng từ nhiều nguồn khác nhau được tổ hợp lại để tạo thành một băng tần sóng ánh sáng có độ rộng lớn hơn. Bên phía nhận, các tín hiệu này được phân tách bởi bộ tách kênh.

Có thể có người đang phân vân về cơ chế hoạt động của một WDM. Mặc dù công nghệ là rất phức tạp, nhưng ý tưởng thì rất đơn giản. Chúng ta muốn tổ hợp nhiều nguồn sóng ánh sáng thành một sóng ánh sáng ở bộ ghép kênh và sau đó làm ngược lại ở phía bộ tách kênh. Tổ hợp và chia lại các nguồn sóng ánh áng được xử lý một cách dễ dàng bởi một lăng kính. Chúng ta đã biết rằng lăng kính cho phép bẻ cong một tia sáng dựa trên góc tới xác định và tần số (λ=v/f, v vận tốc lan truyền, λ là bước sóng). Sử dụng kỹ thuật này, một bộ ghép kênh có thể được tạo thành bằng việc tổ hợp nhiều tia sáng đầu vào, mỗi tia sáng chứa một băng tần thấp, thành một tia sáng đầu ra có băng tần rộng hơn. Một bộ tách kênh có thể được tạo thành bằng việc thực hiện quá trình ngược lại. Hình 8.9 minh họa khái niệm này.

Hình 8.9 Các lăng kính trong phương pháp ghép kênh và tách kênh WDM

Một phần của tài liệu Giáo Trình Truyền Thông Mạng Máy Tính, Mô Hình OSI (Trang 39 - 40)