CÁC TÍN HIỆU SỐ DIGITAL SIGNALS

Một phần của tài liệu Giáo Trình Truyền Thông Mạng Máy Tính, Mô Hình OSI (Trang 31 - 35)

Cũng giống như được biểu diễn bởi một tín hiệu tương tự, dữ liệu cũng có thể được biểu diễn bằng tín hiệu số. Ví dụ, 1 có thể được mã hóa thành điện áp dương và 0 là điện áp bằng 0 (Hình 4.18).

Hình 4.18 Một tín hiệu số

Bit interval và bit Rate (khoảng thời gian của bit và tốc độ bit)

Phần lớn các tín hiệu số là không tuần hoàn, do đó chu kỳ hay tàn số không còn hợp lý, có 2 thuật ngữ mới, đó là bit interal (khoảng bit) và bit rate (tốc độ bit) thay cho tần số được sử dụng để mô tả các tín hiệu số. Khoảng bit là lượng thời gian cần để gửi một bit đơn. Tốc độ bit là số các khoảng bit mỗi giây. Điều này có nghĩa là tốc độ bít là số bít được chuyển đi trong mỗi giây, thường được biểu diễn bằng bit trên giây bps (hình 5.19)

Hình 4.19 Tốc độ bit và khoảng thời gian của bit)

Ví dụ 4.10

Một tín hiệu số có tốc độ bít là 2000 bps. Hãy tính khoảng thời gian của mỗi bít (bit interval).

Giải: Khoảng bit nghịch đảo với tốc độ bit.

Bit interval= 1/(bit rate)=1/2000=0.000500 giây = 500 x 10^(-6) giây=500 Micro giây

Ví dụ 4.11

Một tín hiệu có một khoảng bit bằng 40 micro giây. Hãy tính tốc độ bit Giải: Tốc độ bit là nghịch đảo của khoảng bit do đó

Tốc độ bit=1/(40x 10^(-6)= 25.000 bps=25 x 10^3 bps=25 Kpbs

Phân tích tín hiệu số

Một tín hiệu số có thể được phân tích thành một số vô hạn các tín hiệu hình sin đơn giản được gọi là tín hiệu điều hòa, mỗi tín hiệu đều có biên độ, tần số và pha riêng (xem hình 4.20)/ Điều này có nghĩa là khi chúng ta guiử một tín hiệu số trên một phương tiện truyền dẫn, tức là chúng ta gửi một số vô hạn các tín hiệu đơn/ Để nhận chính xác bản sao của tín hiệu số đó, tất cả các thành phần tần só phải được truyền đi một cách đầy đủ thông qua phương tiện truyền dẫn. Nếu có một vài thành phần không qua được phương tiện truyền dẫn, sự sai lệch của tín hiệu tại bên nhận sẽ được trả về. Trong thực tế không tồn tại mọi phương tiện truyền dẫn (ví dụ cáp truyền dẫn) có khả năng truyền tải toàn bộ phạm vi các tần số, luôn luôn có sự sai lệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân.

Hình 5.20 Các khoảng điều hòa của một tín hiệu số

Mặc dù phổ tần số của một tín hiệu số chứa một số vô hạn các tần số với các biên độ khác nhau, nếu chúng ta chỉ gửi những thành phần mà biên độ của nó là có nghĩa (trên mức độ có thể chấp nhận được), chúng ta vẫn có thể tạo lại tín hiệu số với đọ chính xác đáng tin cậy tại bên nhận ( giảm thiểu méo tín hiệu). Chúng ta gọi phần này của phổ tần vô hạn là phổ tần có nghĩa, và băng tần của nó là băng tần có ý nghĩa. (xem hình 4.21).

CHƯƠNG 8

Một phần của tài liệu Giáo Trình Truyền Thông Mạng Máy Tính, Mô Hình OSI (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w