DÒ TÌM LỖI – DETECTION

Một phần của tài liệu Giáo Trình Truyền Thông Mạng Máy Tính, Mô Hình OSI (Trang 68 - 70)

DÒ TÌM VÀ SỬA LỖ

9.2DÒ TÌM LỖI – DETECTION

Câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta biết kiểu lỗi thì chúng ta có thể nhận diện chúng? Nếu chúng ta có một bản sao của truyền dẫn để so sánh, tất nhiên chúng ta có thể. Nhưng nếu như chúng ta không có bản sao của truyền dẫn gốc thì sao? Khi đó chúng ta sẽ không có cách nào để biết chúng ta vừa nhận một lỗi hay không cho đến khi chúng ta giải mã truyền dẫn đó. Để một máy có thể kiểm tra các lỗi theo cách này, chi phí cũng như tốc độ sẽ chậm. Chúng ta không cần một hệ thống ở đó các máy tính giải mã bất kỳ cái gì mà chúng nhận được và sau đó cố gắng quyết định xem liệu bên gửi có thực sự sử dụng từ glbrshnif hay không trong khoảng giữa của một mảng thông tin về thống kê thời tiết. Những gì chúng ta cần là một cơ chế cho phép công việc được thực hiện đơn giản mà vẫn đạt được các mục tiêu đề ra.

Phương pháp dò dùng dư thừa - Redundancy

Một cơ chế dò tìm lỗi phải thoả mãn những yêu cầu đặt ra cần phải gửi tất cả dữ liệu 2 lần. Thiết bị nhận sau đó sẽ có thể thực hiện công việc so sánh bit-bit giữa hai phiên bản dữ liệu. Bất kỳ sự khác nhau nào sẽ chỉ bảo một lỗi và một cơ chế sửa lỗi phù hợp sẽ được thiết lập tại đó. Hệ thống này sẽ hoàn thành một cách chính xác (các lỗi bít lẻ được đưa ra bằng đúng các bit trong cả hai tập dữ liệu là rất nhỏ), nhưng cách này cũng khá chậm, Không chỉ mất gấp đôi thời gian cho việc truyền dẫn mà còn mất thời gian cho quá trình so sánh từng đơn vị bit-bit.

Khái nhiệm bao gộp thông tin bổ sung trong truyền dẫn chỉ dành cho mục đích so sánh là một cách tốt. Nhưng thay vì lặp lại toàn bộ dòng dữ liệu, một nhóm nhỏ hơn các bit có thể được ghép thêm vào cuối mỗi đơn vị. Kỹ thuật này được gọi là dư thừa – redundancy bởi vì các bit phụ thêm là dư thừa đối với dữ liệu thông tin; chúng sẽ bị loại bỏ ngay khi độ chính xác của truyền dẫn được xác nhận.

Dò tìm lỗi sử dụng khái niệm về dư thừa có nghĩa là ghép thêm các bit phụ thêm cho việc dò tìm lỗi tại thiết bị nhận.

Hình 9.4 thể hiện quá trình sử dụng các bit dư thừa để kiểm tra độ chính xác của một đơn vị dữ liệu. Một khi dòng dữ liệu được tạo ra, nó truyền qua một thiết bị và thiết bị này thực hiện phân tích dòng dữ liệu, bổ sung một mã kiểm tra dư thừa một cách hợp lý. Đơn vị dữ liệu giờ có chiều dài được mở rộng thêm nhiều bit (trong hình minh họa là 7 bit thêm), đi qua đường kết nối tới bên nhận. Bên nhận chuyển toàn bộ dòng dữ liệu đó qua một bộ phận chức năng kiểm tra. Nếu dòng bit nhận được kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn xác định, phần dữ liệu của đơn vị dữ liệu được chấp nhận và các bit dư thừa được loại bỏ.

Hình 9.4. Mô hình hoạt động của kỹ thuật dư thừa

Có 4 kỹ thuật kiểm tra kiểu dư thừa được sử dụng trong truyền số liệu; kiểm tra VRC (Vertical redundancy Check) hay còn được gọi là kiểm tra chẵn lẻ, kỹ thuật LRC (Longitudinal Redundancy Check), kỹ thuật CRC (Cyclical Redundancy Check) và CheckSum. Ba kỹ thuật đầu tiên VRC, LRC và CRC thường được thực hiện trong tầng vật lý cho mục đích sử dụng trong tầng liên kết dữ liệu, còn kỹ thuật thứ 4- Checksum được sử dụng chính thức trong các tầng phía trên (xem hình 9.5)

Một phần của tài liệu Giáo Trình Truyền Thông Mạng Máy Tính, Mô Hình OSI (Trang 68 - 70)